Vũ Trụ Của Tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vũ Trụ Của Tôi

Vững Niềm Tin
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt    Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt  EmptyWed Nov 23, 2016 3:43 pm

Ý nghĩa tràng hạt
(PGVN)
Là một phật tử tu theo pháp môn niệm Phật, con thường lần tràng hạt để niệm Phật. Tuy nhiên, thú thật là con chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó như thế nào.
Tại sao phải xâu kết làm 108 hạt, mà không phải là 107 hay 109?
Như vậy, 108 có ý nghĩa gì? Và tại sao khi niệm Phật, tay cần phải lần chuỗi?
Nó có công dụng gì cho việc diệt trừ phiền não không?
Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác.
Trong Phật giáo có vô số phương tiện.
Một hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện.
Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra.
Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.
Thí dụ như cái mõ, cái chuông, cái trống v.v…Điều quan trọng cần nêu ra là: Nương phương tiện để đạt cứu cánh, tức như nhờ nôm mà bắt được cá, nhờ ná mà bắn được chim. Nếu nói theo cung cách ngôn ngữ của nhà Thiền thì “kiến sắc minh tâm”.
Nói cách khác là: “nương sự để hiển lý, sự lý phải viên dung”. Đó là cái chủ đích chính yếu mà Phật giáo nhắm tới và đó cũng là thái độ khôn khéo của người tu học Phật.
- Câu hỏi thứ nhất là tại sao người ta xâu chuỗi kết 108 hạt mà không phải 107 hay 109 ?
Xin thưa: sở dĩ có con số 108, là vì người ta đem 6 căn, 6 trần và 6 thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18) rồi nhân cho 6 món căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành ra có con số là 108
(18 x 6 = 108). Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi cũng xin được giải thích thêm một chút về con số 108 tượng trưng này.
Như chúng ta đều biết, trong khế kinh Phật có dạy, sở dĩ chúng sinh cứ trôi lăn mãi trong vòng sinh tử luân hồi, gốc từ ở nơi vô minh.
Mà vô minh có ra, gốc từ ở nơi căn, trần và thức.
Thường gọi chung là Thập bát giới.
Ba thứ này, nếu xét kỹ, thì chúng ta thấy, lỗi là ở nơi căn và thức, chớ trần (6 trần cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) không có lỗi gì cả, vì chúng chỉ là đối tượng nhận thức của căn và thức mà thôi.
Khi căn (tức 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc với trần (6 trần nói trên) khởi thức (6 thức nói trên) phân biệt.
Khi ý thức phân biệt lại cộng thêm 6 món căn bản phiền não vào. Nói rõ hơn là 6 món căn bản phiền não nói trên, chúng hợp tác cùng chung làm việc với Ý thức một cách rất chặt chẽ, đắc lực, nên mới có phân biệt tốt xấu, rồi sanh tâm yêu ghét.
Cái niệm yêu ghét phát sinh là gốc từ ở nơi: tham, sân, si. Đây là đầu mối của vô minh phiền não (vọng tưởng) .
Từ đó, mới tạo nghiệp để thọ khổ. Nếu nói một cách nghiêm khắc và ngắn gọn hơn nữa, thì như kinh Lăng Nghiêm, Phật có nêu ra: “luân hồi hay giải thoát, gốc từ ở nơi 6 căn mà ra”.
Như vậy, cho chúng ta thấy rằng, ba thứ nầy tối hệ trọng mà mỗi hành giả cần phải thẩm sát thật kỹ để đoạn trừ phiền não.
Mà muốn đoạn trừ phiền não, thì hành giả cần phải có phương tiện, hay một pháp môn hành trì. Đối với người tu tịnh nghiệp, thì Phật Tổ đều dạy cần phải niệm Phật.
Mà pháp môn niệm Phật, để đi đến nhứt tâm, thì bước đầu cần phải có phương tiện để cột tâm. Phương tiện đó, ngoài câu niệm Phật ra, còn cần phải có thêm tràng hạt để lần từng hạt theo mỗi câu hiệu Phật làm chuẩn cứ trong khi niệm Phật công cứ vậy.
- Đến câu hỏi thứ hai, tại sao khi niệm Phật, tay phải lần chuỗi?
- Xin thưa rằng: không phải nhất thiết ai niệm Phật cũng lần chuỗi cả.
Điều này, còn tùy theo căn tánh và thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những liên hữu nào đã phát nguyện niệm Phật công cứ, theo lời chư Tổ Liên tông đã chỉ dạy, thì cần nên lần chuỗi để tiện bề đếm số đúng như lời mình đã phát nguyện.
Bởi vì đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng như chúng ta, tâm chưa thuần nhất, còn dẫy đầy vọng tưởng tạp loạn, thì tốt hơn hết nên dùng phương tiện tay lần chuỗi, để khi niệm Phật dễ cột tâm hơn, như trên đã nói. Hơn nữa, chúng ta cũng thường nghe nói, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh.
Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp. Rồi cũng trong kinh nói:“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là để ghi nhớ số không lộn lạo vậy.
- Đến câu hỏi thứ ba, nó có công dụng gì cho việc diệt trừ phiền não không?
Xin thưa: đương nhiên là có.
Như trên đã nói, công dụng của nó chỉ là một phương tiện như muôn ngàn phương tiện khác. Người ta dùng nó để niệm Phật. Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn hơn. Tuy nhiên, điểm căn bản để diệt trừ phiền não, chính là ở nơi cái tâm.
Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, nghĩ xằng, tính bậy, chạy đông, chạy tây, thì đó chỉ là miệng niệm cho có niệm, chứ không thể nào kết quả định tâm được.
Mục đích chính của việc niệm Phật là để được định tâm. Vì niệm Phật là nhớ Phật, đằng nầy Phật không nhớ, mà nhớ những chuyện tào lao khác, niệm như thế, thì đâu có đúng ý nghĩa niệm Phật.
Thế nên, muốn sớm mau hết phiền não, thì hành giả phải giữ tâm và tiếng cho hợp nhất và phải thường xuyên khắn khít nhau, đồng thời niệm câu hiệu Phật phải thật cho rành rõ.
Trong quyển sách Hạ Thủ Công Phu niệm Phật, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh có khuyến nhắc người niệm Phật bằng một bài kệ như sau:
===
Biểu tượng của số hạt trong chuỗi
Trong Phật học thì con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não (Kleśā) của con người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và thức giác) nhân làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số 18. Mười tám nhân hai, tức hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36. Ba mươi sáu nhân ba, tức ba thời (quá khứ, hiện tại, và vị lai) thì là con số 108 phiền não.[2]
Phật giáo Việt Nam thì giải thích là khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị dao động bởi lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (18x6=108).[3]
Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.[cần dẫn nguồn]
Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.[cần dẫn nguồn]
Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.[cần dẫn nguồn]
Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.[cần dẫn nguồn]
Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.[cần dẫn nguồn]
Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.[cần dẫn nguồn]
Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.[cần dẫn nguồn]
Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt và 18 hạt có nhiều người cho là không biểu trưng cho pháp số nào trong Phật giáo, và cho rằng nó tương đồng với chuỗi 108 hạt. Theo đó, để tiện cho sự mang đeo, bèn chia chuỗi 108 hạt ra thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 xâu, mỗi xâu có 18 hạt, mà không phải có thâm nghĩa nào cả.
[cần dẫn nguồn]
Tuy vậy, chúng ta cần biết rằng, sự khác biệt của số hạt với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau trên đây, là do các vị Bồ tát, hiền thánh tăng, sau khi đức Phật nhập diệt, đã tùy duyên giao phó làm phương tiện giáo hóa, mà không phải bắt nguồn từ văn của Kinh điển gốc đã.[cần dẫn nguồn]

Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
 
Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mục Lục Các Trang Phật Học + Trang Nhà
» TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
» Tranh Thơ Trái Cây Quê Hương
» Nữ Công Gia Chánh
» Cảnh Và Hoa Đẹp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vũ Trụ Của Tôi :: Your first category :: Your first forum-
Chuyển đến