Vũ Trụ Của Tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vũ Trụ Của Tôi

Vững Niềm Tin
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những Điều Cần Biết

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Những Điều Cần Biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Điều Cần Biết   Những Điều Cần Biết EmptyWed Jul 10, 2013 11:58 am

14. Hầm Bát Quái

Phần dưới của 12 cấp Bát Quái Ịài, tức là thuộc phần nền của Bát Quái Ịài, có đào một cái hầm lớn, được xây cất kiên cố theo hình Bát Quái, có thông hơi và có nắp đậy chắc chắn, có cầu thang đi xuống, gọi là

Hầm Bát Quái.

Hầm Bát Quái được dùng làm nơi cất giữ tro thiêu hài cốt của các Chức sắc Ịại Thiên Phong từ hàng Tiên vị trở lên, tức là từ phẩm Ịầu Sư hay tương đương trở lên. Hài cốt nầy đặt trong liên đài, được lấy ra từ các bửu tháp, đem làm lễ hỏa thiêu tại Cửu Trùng Thiên nơi Ịại Ịồng Xã trước Tòa Thánh, lấy tro đựng vào thố, bên ngoài có ghi rõ phẩm tước, Thánh danh, năm sanh năm tử, và ngày hỏa thiêu, để lưu truyền kỷ niệm về sau.
Trong đám tang Ngài Bảo Ịạo Ca minh Chương (đăng Tiên ngày 19-10-Ịinh Mão, dl 13-11-1927), Ịức Chí Tôn dạy Ịức Phạm Hộ Pháp như sau :
" Thầy cũng nhắc lại với con rằng : Ịủ 3 năm phải thiêu hài cốt, lên tượng, đặng đem nó vào Bát Quái Ịài nghe ! Nơi mộ nó phải để quan tài khỏi mặt đất một tấc mà xây tháp y như lời Thầy đã dặn. Trên mặt tháp để chữ vàng "Bảo Ịạo Chơn Quân", nhớ à ! " (Trích trong Ịạo Sử II trang 314 của Bà Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu).
Trong Hầm Bát Quái hiện nay có đặt 6 cái thố đựng tro thiêu hài cốt của 6 vị Chức sắc Ịại Thiên phong đã đăng Tiên, kể ra sau đây :
- Ịức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung.
- Nữ Ịầu Sư Lâm Hương Thanh.
- Thái Ịầu Sư Thái Thơ Thanh.
- Ngọc Ịầu Sư Ngọc Trang Thanh.
- Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư.
- Bảo Ịạo Ca minh Chương.
 
15. Tứ Linh Tứ Linh là 4 con thú thiêng liêng : Long, Lân, Qui, Phụng. Long là rồng, Lân là con Lân, Qui là con rùa, Phụng là con chim phụng. Bốn con thú nầy đều có tánh linh, mỗi khi xuất hiện là báo điềm lành có Thánh nhân ra đời.
I. LONG : Rồng.
Rồng là con vật ở cõi vô hình, theo truyền thuyết kể lại, chớ khoa khảo cổ học chưa chứng minh được rồng là con vật có thật như các con vật khác như Rùa, chim Phụng.
Theo Thần thoại, Rồng có hình dạng rất lạ kỳ : Ịầu rồng giống như đầu đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao, mắt giống như mắt thỏ, tai giống như tai bò, chân giống như chân cọp, móng giống như móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly.
Có rất nhiều loại rồng, được phân chia theo màu sắc, hoặc theo hình dạng, hay phận sự của nó.
1. Phân chia theo màu sắc : Rồng có 5 loại theo 5 màu :
- Rồng trắng : Bạch Long, chúng ta thấy nơi Bát Quái Ịài Tòa Thánh có 8 con rồng trắng nằm canh giữ nơi thờ phượng trong Bát Quái Ịài.
- Rồng vàng : Huỳnh Long, chúng ta thấy có 8 con rồng vàng quấn 8 cây cột nơi Bát Quái Ịài, và 2 con rồng vàng quấn quanh 2 cây cột nơi Cung Ịạo.
- Rồng xanh : Thanh Long, chúng ta thấy rồng xanh quấn trên 18 cây cột của Cửu Trùng Ịài.
- Rồng đỏ : Xích Long, chúng ta thấy rồng đỏ quấn trên 2 cây cột dưới bao lơn trước Tòa Thánh.
- Rồng đen : Hắc Long.
2. Phân chia theo hình dáng : Có 3 loại :
- Rồng trẻ, đầu chưa có sừng, gọi là Ly Long.
- Rồng sống được 500 năm thì mọc sừng, gọi là Cù Long.
- Rồng sống được 1000 năm thì mọc thêm cánh, gọi là Ứng Long.
3. Phân chia theo nhiệm vụ : Có 4 loại :
- Thủ Thiên Cung Long : Rồng giữ Thiên Cung.
- Hành Võ Long : Rồng làm mưa.
. Rồng làm mưa gió thuận hòa gọi là Thiện long.
. Rồng làm mưa to, bão lụt gọi là Ác long.
- Ịịa Long : Rồng ở dưới đất sâu, làm hầm, khoét hang, làm cho đất khuyết thành sông thành hồ.
- Phục Tạng Long : Rồng gìn giữ kho tàng của vua Chuyển Luân Thánh Vương và của các nhà phước đức lớn.
Rồng là loài biến hoá, làm sáng được, làm tối được, làm lớn được, làm nhỏ được để có thể chun vào một cái lọ nhỏ, làm dài được để có thể quấn quanh một hòn núi.
Nhằm tiết Xuân phân, Rồng bay lên Trời, nhằm tiết Thu phân, Rồng trầm xuống vực sâu.
Tương truyền, Rồng ở đáy biển, gọi là Long Vương, có cung điện, lâu đài, có tổ chức vua, quan, và dân. Rồng làm vua, cá lớn làm quan, cá nhỏ làm dân.
Theo Truyện Phong Thần và Truyện Tây Du, bốn biển có Tứ Hải Long Vương:
. Ịông Hải Long Vương tên là Ngao Quảng,
. Nam Hải Long Vương tên là Ngao Thuận,
. Tây Hải Long Vương tên là Ngao Khâm,
. Bắc Hải Long Vương tên là Ngao Nhuận.

Con ngựa trắng (Bạch mã) mà Thầy Tam Tạng cỡi đi Tây phương thỉnh kinh là do một con rồng nhỏ biến thành. Con Tiểu long nầy vốn là con của Bắc Hải Long Vương Ngao Nhuận, phạm tội nặng , bị bắt treo lên chờ xử trảm. May mắn gặp Ịức Quan Âm Bồ Tát đi ngang qua, thấy vậy thương tình, tâu xin Thượng Ịế tha chết cho Tiểu long, để sau nầy Tiểu long biến hóa thành con Bạch mã đỡ chân Tam Tạng, đi Tây phương thỉnh kinh, lấy công chuộc tội. Nhờ vậy, sau nầy bạch mã biến trở lại thành Rồng, trở về Long Cung.
Có loại rồng lai với ngựa, tạo thành một con thú linh mình ngựa đầu rồng, gọi là Long mã.

II. LÂN : Con Lân, cũng gọi là Kỳ Lân, vì con đực được gọi là Kỳ, con cái gọi là Lân. Lân có hình giống như con hươu nhưng lớn hơn, mình có vảy, đuôi giống đuôi trâu, chân giống chân ngựa, miệng rộng, mũi to, đầu có một sừng, lông trên lưng có 5 màu, lông dưới bụng chỉ có màu vàng, tánh rất hiền lành, không đạp lên cỏ tươi, không làm hại các sanh vật, nên được gọi là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ ).
Vua chúa nào là người nhân thì được gặp Kỳ Lân.
III. QUI : Rùa : Rùa là con vật sống rất lâu năm, chuyên ăn rau cỏ, nhiều khi không ăn, chỉ hớp sương mà sống và lớn lên.
Qui sống trên 5000 năm thì gọi là Thần Quy.
Thần Kim Quy là con Thần Quy mình vàng.
Qui sống trên 10 000 năm được gọi là Linh Quy.
Tương truyền, rừng nào có Thần Quy ở thì rừng ấy không có cây cỏ độc hại, không có các loài thú độc như : Rắn, rít, beo, vv&
IV. PHỤNG : Chim Phụng hay chim Phượng, con mái được gọi là Loan, con trống được gọi là Phụng. Ịó là loài chim có bộ lông ngũ sắc rất đẹp, được xem là vua loài chim, nên mới gọi là Phượng Hoàng.
Chim Phụng thích đậu trên cây ngô đồng, vì cây ngô đồng rất cao, để nhìn các con chim khác bay lượn bên dưới.
Mỗi khi chim phụng hót lên, các loài chim khác nghe được liền bay đến, nhảy múa và hót theo.
Bốn con vật : Long, Lân, Quy, Phụng, đều có tánh linh, nên được gọi là Tứ Linh. Mỗi khi có 1 trong 4 con linh vật nầy xuất hiện thì nơi ấy ắt có điều lành xảy đến, hoặc có Thánh nhân ra đời.

Xin kể ra sau đây những trường hợp có ghi trong sử sách về sự linh hiển của Tứ Linh :
- Theo Sử Ký nước Việt Nam ta, Lý Công Uẩn lên ngôi vua hiệu là Lý Thái Tổ, thấy đất Hoa Lư chật hẹp, nên muốn đóng đô ở La Thành. Khi nhà vua đến La Thành xem xét, thấy có một con rồng vàng xuất hiện bay thẳng lên Trời. Nhà vua biết đó là điềm lành, nên chọn La Thành làm kinh đô và đổi tên lại là Thăng Long (Rồng bay).
Nhà Lý truyền được 9 đời vua, kéo dài được 215 năm.
- Ở nước Tàu thời Thượng cổ, vua Hiên Viên Huỳnh Ịế cùng Hoàng Hậu tu hành đắc đạo thành Tiên. Khi đúc xong cái đỉnh có hình cái hồ lô thì có rồng vàng (Huỳnh long) hạ giáng, chấm râu vào đỉnh, sau đó, vua và hoàng hậu cỡi rồng bay lên cõi Tiên.

- Thời Ịông Châu Liệt Quốc, Tiêu Sử cưới nàng Lộng Ngọc, con gái út của vua Tần Mục Công. Sau đó 2 vợ chồng đều thành Tiên, Tiêu Sử cỡi rồng, Lộng Ngọc cỡi phụng, cùng bay lên Trời.
- Trước khi bà Nhan Thị sanh ra Ịức Khổng Tử, Bà nằm mộng thấy một con Kỳ Lân đến trước mặt bà, nhả ra một tờ ngọc thư có đề chữ : "Thủy Tinh chi tử, kế suy Châu vi Tố Vương." (Nghĩa là : Con của Thủy Tinh, nối nhà Châu suy làm vua không ngôi.)
Năm Ịức Khổng Tử 71 tuổi, người nước Lỗ đi săn, bắt được một con Kỳ Lân nhỏ và què chân trái. Ịức Khổng Tử hay được, đến xem thì Ngài biết rằng Ngài sắp trở về cõi thiêng liêng.
Hai năm sau, Ịức Khổng Tử mất, thọ 73 tuổi.

- Theo phong tục cổ truyền của người Tàu và Việt Nam, trong những ngày Tết, thường rước Lân và Rồng đến múa, bởi vì người ta tin tưởng rằng, con Lân, con Rồng sẽ đem lại điềm lành và điều may mắn cho gia đình.
- Theo Sử Ký nước ta, Thần Kim Qui xuất hiện tặng cho An Dương Vương một cái móng rùa để làm chiếc nỏ thần. Lúc nào có quân địch tới đánh thành, lấy chiếc nỏ thần ra bắn một phát, quân địch chết hằng lọat và tan vỡ. Thần Kim Qui lại ban cho nhà vua Phép trừ yêu quái để nhà vua xây được thành Cổ Loa, giữ yên bờ cõi.
- Bình Ịịnh Vương Lê Lợi, khi mới khởi binh, được một con Thần Quy nổi lên dâng cho một cây bửu kiếm. Nhờ có bửu kiếm giúp uy, Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh về Tàu, dựng nền độc lập cho nước ta, mở ra nhà Lê. Về sau, vua Lê Thái Tổ ra chơi nơi hồ thì gặp Thần Quy đón trước đầu thuyền, nhà vua rút gươm chém, Thần Qui lẹ làng hả miệng ngậm chặt lưỡi kiếm rồi lặn mất, nên cái hồ đó được vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.

- Vua Hạ Võ, khi trị thủy nơi sông Lạc, bắt gặp một con Linh Quy, trên lưng của nó, có những dấu chấm đen trắng đặc biệt, ở vào những vị trí đặc biệt. Vua Hạ Võ ghi lại các dấu chấm ấy làm thành một bức đồ, tạo thành sách gọi là Lạc Thư, cũng gọi là Quy Thư. (Lạc thư là sách ghi lại bức đồ trên lưng Linh Quy ở sông Lạc; Quy thư là sách ghi lại bức đồ trên lưng Linh Quy.) Vua Hạ Võ nghiên cứu Lạc Thư, phát minh ra Hồng Phạm Cửu Trù, để tổ chức việc cai trị đất nước.

Về sau, người ta cũng căn cứ vào Lạc Thư để chế ra Ngũ Hành : Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ.
- Phụng gáy Kỳ Sơn, hay Phụng gáy non Kỳ, là điềm Thánh Vương là Văn Vương vàVõ Vương ra đời, dẹp nhà Trụ, mở ra nhà Châu, dân chúng được thái bình, an cư lạc nghiệp.

Trong các Ịền, Chùa ở Việt Nam, các đồ vật thường được trang trí chạm khắc hay vẽ hình Tứ Linh.
Ịặc biệt nơi Tòa Thánh Tây Ninh, sự trang trí nổi bật nhứt là hình các con rồng đủ màu, quấn trên các cây cột tròn to lớn : Tại bao lơn Tòa Thánh có 2 cây cột quấn rồng đỏ, nơi Cửu Trùng Ịài có các cây cột quấn trồng xanh, nơi Bát Quái Ịài có các cây cột quấn rồng vàng, và lại có 8 con rồng trắng nằm theo tư thế giữ gìn nơi thờ phượng trong Bát Quái Ịài.

Trên Plafond dù ở lồng căn giữa nơi CTỊ, có trang trí hình 6 con rồng (2 rồng vàng, 2 rồng xanh, 2 rồng đỏ ) quấn nhau từng đôi một, với ý nghĩa theo 2 câu kinh trong bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ịế :

"Thời thừa lục long,
Du hành bất tức."
Nghĩa là :
Ịấng Thượng Ịế thường cỡi 6 rồng, đi du hành khắp nơi không ngừng nghỉ.
Nơi plafond bằng ở 2 bên, có trang trí khung hình bầu dục, trong đó có đắp một con Phụng, một con Lân, và một con Rùa, tức là 3 con trong Tứ Linh, hợp với các con rồng nơi plafond dù, thì đủ tứ Linh.
Ịặc biệt, 7 cái ngai đặt ở cấp thứ 9 Cửu Trùng Ịài, sơn son thếp vàng, có chạm trổ đủ Tứ Linh. (Xem lại mục số 12 : Cửu Trùng Ịài và Nghinh Phong Ịài). Như thế,
Tứ Linh được sắp theo thứ tự cao thấp là :

- Rồng đứng đầu,
- Phụng ở hàng thứ nhì,
- Lân đứng hàng thứ ba,
- Quy đứng hàng chót hết.

 
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Những Điều Cần Biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Điều Cần Biết   Những Điều Cần Biết EmptyWed Jul 10, 2013 12:13 pm

 NĂM HẠNH CỦA ĐỨC PHẬT
Năm Hạnh

A.- Dẫn NHẬP

CÁc Đức PHẬT, các vị Boà tÁt đều có đầy đủ năm hạnh lành : Từ bi, Hỷ xả, Tinh tấn, Thanh tịnh và Trí tuệ. Là PHẬT tử chúng ta phải học tập năm hạnh đó. Hơn nữa, đã là một Huynh trưởng, chúng ta trước hết phải trau dồi năm hạnh, Tập Sống theo năm hạnh để rồi khuyến hóa nhắc nhở các em Của chúng ta thực hành năm hạnh .

B.- Nội DUNG.
I.- Năm Hạnh :
1.- Ý nghĩa Của năm hạnh :

a.- Từ bi : Đúng ra là gồm 2 : Từ và Bi. Từ là đem vui, Bi là Cứu khổ. Bằng mọi cách đem lại nguồn vui cho kêu khác gọi là "Từ", bằng mọi cách làm vôi đi nỗi khổ cho người khác gọi là "Bi". Không những cho người mà còn cho cả loài vật. Nhưng thường đem lại nguồn vui thì cũng vôi đi nỗi khổ.

Một người đang khổ vì đói khát, không cơm ăn, mình đem thức ăn đến cho họ, trong cơn đói mà có được thức ăn thì chắc chắn cảm thấy vui sướng. Vậy, giúp cho người đang đói một Bát cơm là một lúc hành động cả Từ lẫn Bi.

Một người đang đau khổ vì mất mẹ, chúng ta dùng lời lẽ ơn toàn an ủi, giải thích cho người ấy hiểu "Chết" chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái nầy sang trạng thái khác hoặc từ thân này sang thân khác, giống như đám mây kia gặp lạnh thì chuyển thành mưa, phàm có sinh ắt có tử, có thành ắt có hoại, ta còn có

cách để báo hiếu chứ không phải là tuyệt vọng. Nhờ hiểu được như vậy, người kia đã vôi bớt nỗi khổ đau tức là giảm được nỗi buồn, đã có được niềm vui len lỏi vào trong nỗi buồn.

Một em bé đang bị kêu du đảng uy hiếp, em hốt hoảng sợ hãi, ta đến can thiệp bênh vực cho em bé, em bé thoát khỏi sự hành hung Của tên du đảng. Em không còn đau khổ vì sợ hải và em vui mừng trong cơn nguy hiểm được có người Cứu thoát. Trong khi Cứu khổ lại vưà đem đến an vui. Chính vì vậy mà Từ thường

ghép với Bi. Người có hạnh Từ Bi, cõi lòng luôn rộng mở, mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩa đều đem tới vui tươi cho kêu khác, làm vôi nỗi khổ cho kêu khác.

b.- Hỷ xả : Hỷ xã cũng là hai hạnh: Hỷ là vui mừng, người có hạnh hỷ tính tình vui vêu. Xả là buông bỏ không chấp, không tham đắm. Ví dụ : có người chưởi mắng ta nhưng ta không chấp, không lấy đó làm nhục, không vì lời chưởi mắng ấy mà nổi sùng, ta vẫn điềm nhiên.

Ta có một chiếc Honđa mới, ta giữ gìn cẩn thận luôn luôn lau chùi sạch sẽ, nhưng ta sẵn sàng cho bạn mượn khi bạn cần chứ không bo bo ôm giữ : dù bạn có làm trầy chợt hay hư hỏng đôi chút ta cũng không lấy gì làm tiếc nuối.
Nói rộng ra, mọi Của cải tài sản, ta đừng quá lệ thuộc vào nó, đừng quanniệm là "Của ta" (khi xuôi tay nhắm mắt có đem theo được không ? Khi đó còn Của ta nữa không?).Mỗi khi hư hỏng, mất mÁt chúng ta đừng tiếc nuối đau khổ (phải hiểu lẽ vô thường). Nếu cừ chấp chặt : phải là "Của ta" thì ta đâu dÁm cho ai vật gì

dù là nhỏ nhoi. Cả thân mạng chúng ta cũng coi thường, có phải sỡ hữu Của ta đâu? Chỉ cần một tai nạn là thân mạng này không còn nữa. Một luồng gió độc cũng có thể cướp mất thân mạng ta. Thân ta chỉ toàn tại trong từng hôi thở, thở ra mà không thở vào thì . .Người có hạnh "Xả" thì tâm bao giờ cũng bình thản tươi vui, tính tính trở nên vui vêu, nên "Hỷ" thường ghép với "Xả".

c.- Tinh tấn : Tinh tấnlà tinh cần và vững tiến. Luôn luôn siêng năng và có chí vượt khó. Trên đường học đạo dù gặp bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cực nhọc cũng bền chí tiến bước. Người có hạnh "Tinh tấn" bao giờ cũng mong cầu học hỏi giáo lý, mong cầu tu tập giải thoát, không bao giờ lui bước khi gặp khó khăn, khi đối đầu với nghịch cảnh.

d.- Trí Tuệ : Hiểu biết sáng suốt. Tức là hiểu biết đúng đắn, nhận rõ được sự thật (chúng ta đừng lầm hiểu biết ở đây là hiểu biết thế gian - thế trí - Vì có thể những hiểu biết về khoa học, những phát minh lớn lao mà không phải là hiểu biết sáng suốt. Ví dụ : Như phát minh bom nguyên tử để tiêu diệt loài người thì đâu có

"sáng suốt" Người có hạnh "Trí tuệ" bao giờ cũng muốn tìm hiểu đúng sự thật, trước bất cứ` vấn đề gì cũng muốn hiểu cho thấu đÁo và thích nghiên Cứu học tâp giáo lý, thích bàn luận về giáo lý chứ không thích phung phí thời giờ trong các câu chuyện phù phiếm.

e.- Thanh tịnh : Thanh tịnh là trong lặng. Thanh tịnh thường chỉ về tâm Hoàn. Một tâm Hoàn trong sạch tức là không có một ý nghĩ hay hành động xấu xa, độc Ác. Thanh tịnh còn có nghĩa sâu hơn, tâm thanh tịnh tức là tâm trong lắng, không vấy lên một tạp niệm nào. Người có hạnh "Thanh tịnh", không những là người không

bao giờ có những ý nghĩ xấu Ác, những mưu đồ đen tối mà còn là người luôn luôn tìm cách giữ tâm mình trong lắng, không vọng động.

2.-Cần hiểu đúng về năm hạnh :

Như trong bài "Mục đích PHẬT Pháp" có đề cẬp đến phải cẩn thận khi tìm hiểu một từ ngữ trong PHẬT giáo. Không thể hiểu từngữ PHẬT giáo qua từ ngữ thong thường Của ngoài đời. Lắm lúc ngoài đời thường vay mượn danh từ PHẬT giáo nhưng dùng không thật đúng nghĩa Của nó.

Chẳng hạn từ "giác ngộ" từ "tự giác" đã trở thành từ đầu môi Của nhiều người, nhưng những người dùng nó lại không phải là PHẬT tử nên đâu có đúng nguyên nghĩa Của no,ù "hoan hỷ"ù bây giờ cũng đã trở thành từ quen thuộc ở ngoài đời vàngười ta cũng đã dùng nó để diễn đạt một cách lịch sự

( "kính xin ơng hoan hỷ chấp thuận . . ."). Thật là quá lạm dụng từ ngữ phải không ? Vì vậy chúng ta thấy : Từ bi không thể đồng nghĩa với "nhân từ" hay "Bác Ái". Từ bi có nghĩa sâu hơn và rộng ra đến vạn loại chúng sanh chứ không phải chịu hạn định đối với "người". Nhiều Tự điển (chẳng hạn như Tự ĐIểN VIệT NAM Của Ban Tu Thư Khai Trí) chỉ giải nghĩa "Thanh tịnh" :

1.- Trong sạch ;

2.- Yên tỉnh. Mà đúng vậy, ngoài đời chỉ hiểu rằng : Khoảng không gian vắng lặng, không có tiếng oàn ào là thanh tịnh. Còn từ "Hỷ Xả"(Cũng tự điển nói trên) giải thích : Xả thân một cách vui vêu. Thế cũng đúng, nhưng chỉ một khía cạnh "Xả thân". Đúng nghĩa Của nó là buông bỏ tất cả. Trí tuệ ở đây phải hiểu là PHẬT trí chứ không phải là thế gian trí (như đã giải thích). Vậy có người có thể có bằng cấp văn hóa cao : Cử nhân, Tiến sĩ mà không hiểu gì về giáo pháp, không xây dựng sự hiểu biết Của mình trên nền tảng "tình thương" thì cũng là người "không có trí" (đối với đạo PHẬT).

Trái lại người không có bằng cấp văn hóa, nhưng lại là người từng nghiên Cứu sâu sắc về đạo PHẬT đem giáo lý thực hànhtrong đời sốngthì lại là người "có trí" (dĩ nhiên thế gian trí cũng có thể là phương tiện giúp cho chúng ta để mở mang PHẬT trí).Tinh tấn không chỉ có nghĩa tiến tới một cách sáng suốt mà còn phải bao hàm cả nhẫn nại hy sinh. Khi tìm hiểu một từ ngữ PHẬT giáo ta phải biết tầm nguyên.

3.- Tương quan Của Năm Hạnh :

Thật ra năm hạnh đều có tương quan với nhau. Người có hạnh Từ Bi làm gì cũng cân nhắc xem việc mình sắp làm có tác hại gì đến ai không ? Nếu biết dựa vào giáo pháp để cân nhắc thì chính sự cân nhắc này đã thể hiện đước tính trí tuệ.(phân tích thật kỹ càng, tìm hiểu cho chu đÁo). Và ngước lại, người có trí tuệ (PHẬT Trí) thì hành động phải phù hợp với giáo pháp bao giờ cũng lợi mình, lợi người vậy hành động ấy mang tinh thần Từ bi.

Cũng vậy, người có hạnh Hỷ xả mới dễ dàng thực hiện sự Bố thí, tức là có lòng Từ bi(người nào cứ khư khư chấp chặt vào tiền Của, bo bo ôm giữ mãi, có một muốn sinh sản thành hai, ba,bốn muốn nẩy nở thành năm sáu thì làm sao Bố thí được?).

Khi chúng ta đã giúp cho aimột ít tiền bạc hay vật dụng là chúng ta đã buông bỏ nó một cách vui vêu rồi. Vậy, có "Hỷ xả" dễ dàng tăng trưởng hạnh "Từ bi", và có Từ bi dễ dàng xây dựng hạnh "Hỷ xả". Nhữngngười có tâm Hoàn trong lắng không vọng động thì trí tuệ dễ phát chiếu.

Vậy hạnh Thanh tịnh hổ trợ cho hạnh Trí tuệ và ngược lại người có Trí tuệ mới thấy được "Thanh tịnh" là cần thiết trong cuộc sống. Khi đã thấy được như vậy thì không có gì có thể làm cản trở bước đường tu học. Vì có trí tuệ ta đã nhìn rõ "Chỉ có giáo pháp là ngọn đèn soi sáng trên con đường giải thoát" mà chúng sanh thì đang lặn hụp trong bể khổ trầm luân, cho nên chúng ta thiết tha mong cầu giải thoát . . .
Thế thì có sự nguy nan nào có thể làm chùng bước ta được trên con đường học đạo và hành đạo thì làm sao mà không phát triển được Từ bi, Trí tuệ.Vậy thì ngược lại Tinh tấn cũng tương quan với các hạnh khác.

II.-TRAU DồI NĂM HạNH :

Đã là "Hạnh" tức là phải thuộc trong con người chúng ta, trong tâm chúng ta, trongthân chúng ta chứ không còn là một từ ngữ trống rỗng bên ngoài và cũng không còn chỉ là một thái độ. Chẳng hạn nói hạnh "Từ bi" không phải chỉ là một thái độ "Từ bi" nữa. Đó là "Hạnh".

Vậy nó có sẵn trong tâm, trong thân nên mỗi lời nói, một hành động, một Ánh mắt, một nụ cười đều có chất LIỆU Từ bi. Người Huynh trưởng chúng ta không còn nói là "thực hành" năm hạnh nữa. Đối với các em, 5 hạnh này có ở các đức PHẬT, các vị Boà tÁt, các em phải học và

tập tức là hiểu và thực hành trong đời sống các em.Là Huynh trưởng chúng ta phải đưa năm hạnh này vào trong tâm, trong thân Của chúng ta. Là 5 hạnh Của người PHẬT tử (dĩ nhiên không sao sung mãn như các đức PHẬT, chư vị Boà tÁt, nhưng ít ra cũng thoang thoảng đôi chút chứ). Đành rằng : Hạnh thì còn có căn duyên nhưng

nếu không biết trau dồi thì cũng khó mà toàn tại.

1.- Trau dồi hạnh từ bi :

Tùy căn cơ Của mỗi người. Có người khi thấy một bạn đau buồn khổ sở, không có một lời để vôi bớt nỗi khổ Của bạn mà ngược lại, nói ra lời nào thì chỉ gợi thêm sự đau khổ Của bạn thôi, nhưng người đó lại có thể bỏ tiền để hổ trợ cho công cuộc in ấn kinh sách, thế cũng là có tâm từ, cũng là Pháp thí ; một quyển sách, giáo lý cũng là một vị thầy đấy.

Lại có người không thể nhịn được sự vu khống nhục mạ Của kêu khác mà phải nổi cơn thịnh nộ mắng cải, đánh đập nhưng họ lại có thể bỏ tiền gạo giúp cho những người nghèo đói. Vậy tùy căn cơ mà làm

phát triển tâm Từ Của mình. Ta phải biết quán - Người vu khống, chưỡi mắng ta, ta không nhịn được, nhưng ta thử đặt mình vào địa vị Của người ấy, vì phải sợ hãi một sự kiện gì đo nên vu không cho ta, chưỡi mắng ta, ta im lặng để họ có thể đổ vào ta mà không còn sợ hải thì đó là tâm Của người Từ bi. Hoặc ta giả sử người đó là cha mẹ ta, ta có chưỡi rủa đánh đập lại không ? Vậy xem người đó là cha, làmẹ ta đi.

Ăn một Bát cơm ta nghĩ đến những moà hôi nước mắt Của người nơng phu đổ xuống cho có hạt gạo để nuôi sống ta. . . Trong từng hôi thở ta nhắc nhủ mình : "Nhớ tìm cách cho vui - Nhớ làm vôi nổi khổ" (Từ bi).

2.- Trau dồi hạnh Hỷ xả :

Ta phải quán vô thường có sự việc gì, có hiện tượng gì trong vũ trụ này mà thường còn mãi mãi đâu ? Một luồng gió độc, một tai nạn đột xuất, ta có níu kéo được mạng sống không ? Tài sản, thân mạng có giữ mãi được không ? Thế thì tiếc gì mà không buông bỏ, tiếc gì mà không vui tươi trước mọi biến cố.

3.- Trau dồi hạnh Tinh tấn :

Biết takhông chủ động được mạng sống Của mình thì ta phải biết dùng than xác này làm phương tiện tu học, giải thoát. Làm được kiếp người là quý hóa lắm, giả như mang thân kiếp súc sanh, ngạ quỷ thì làm sao biết được Chánh pháp để tu tập giải thoát (kể cả thân kiếp chư Thiên, biết đâu chỉ lo vui hưởng dục lạc mà chẳng thấy được con đường giải thoát). Mà kiếp người này thì phải tranh thủ từng phút, từng giây, từng sát na, vì ai biết được cái giờ phút "không còn hôi thở". Vậy mỗi phút tim còn đập, phổi còn thở là mỗi phút tinh tấn học đạo, hành đạo.

4.- Trau dồi Trí tuệ :

Ta phải luôn luôn nghiên Cứu, học hỏi giáo lý, kinh điển ; tìm một minh sư hướng dẫn tu tập. Tìm bạn "Trí" để trau dồi mạn đàm, thảo luận. Đừngphí thì giờ trong các chuyện phiếm vô bổ hoặc bỏ phí thì giờ trong các buổi xem phim, Vidéo, nhữn g phim thiếu tính cách giáo dục. Việc tĩnh tâm rất cần thiết cho sự phát huy trí tuệ.

5.- Trau dồi hạnh Thanh tịnh :

Biết tĩnh tâm, biết cách gạn lọc những ý nghĩa không trong sạch, biết đình chỉ những vọng niệm. Phương pháp đơn giản nhất là theo dõi hôi thở. Hàng ngày dành một số thời gian (15 phút - it nhất) tập thiền định - hoặc trong khi đi đứng. . .cũng có thể theo dõi hôi thở :

- Hôi thở 1 : Thở ra "Nhớ tìm cách cho vui", Thở vào "Nhớ tìm cách cho vui"
- Hôi thở 2 : Thở ra "Nhớ làm vôi nỗi khổ", Thở vào "Nhớ làm vôi nỗi khổ".
- Hôi thở 3 : Thở ra "Nhớ giữ lòng hoan hỷ", Thở vào "Nhớ giữ lòng hoan hỷ"
- Hôi thở 4 : Thở ra "Nhớ tập hạnh xả buông", Thở vào "Nhớ tập hạnh xả buông"
Cứ tập mãi như thế.

Kết LUậN :


Đã là hạnh Của người PHẬT tử thì Huynh trưởng chúng ta phải luôn luôn trau dồi. Khi đã "Hạnh" thì mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều đượm tính chất năm hạnh một cách tự nhiên. Chưa đòi hỏi một mức độ cao, nhưng phải tùy căn cơ mà rèn luyện để được phát triển dần đến chân thiện mỹ(ST)
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Những Điều Cần Biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Điều Cần Biết   Những Điều Cần Biết EmptyWed Jul 10, 2013 12:20 pm

DỰ ĐOÁN NGŨ HÀNH THEO LỤC DIỆU
Dự đoán theo Lục diệu

Đây là cách dự đoán nhanh theo Tọa độ Không-Thời gian can chi.
Lục diệu là 6 ngôi sao được an ở các cung trên bàn tay trái như sau :

Cung Tý là Đại an
Cung Sửu là Lưu niên
Cung dần là Tốc hỷ
Cung Tị là Xích khẩu
Cung Ngọ là Tiểu Cát
Cung Mùi là Không vong .

1/ Đại an :
Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trach ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bênh tất bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng giêng tháng 8 mưu cầu có ngay .

2/ Lưu niên :
Lưu niên mọi việc khó thay .
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên.
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều.

3/ Tôc hỷ :
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề

4/Xích khẩu :
Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người.

5/ Tiểu cát :
Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi

6/ Không vong :
Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ .

- Người học tinh thông với những kiến thức trên cũng đủ để xoay chuyển tình thế xấu thành tốt, thân tặng những người có duyên và ngộ đạo.Thân chào các bạn



http://phongthuyamtrach.blogspot.com/2012/12/du-oan-ngu-hanh-theo-luc-dieu.html

 
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Những Điều Cần Biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Điều Cần Biết   Những Điều Cần Biết EmptyWed Oct 01, 2014 12:41 pm

Mười phút biết mình khỏe, yếu Hoàng Duy Tân

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác.
Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.

Những Điều Cần Biết Ban_ta10

Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay

Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối  loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.

Kiểm tra tim:

Những Điều Cần Biết Kt_tim10

Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.

Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5  (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.

Kiểm tra phổi:

Những Điều Cần Biết Kt_pho10

Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.

Kiểm tra ruột già.

Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn  làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.

Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục):

Những Điều Cần Biết Kt_thn10

Những Điều Cần Biết Kt_thn11

Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.

Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.

Những Điều Cần Biết Bn_io_10

Kiểm tra gan:

Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

Kích thích lưng:

Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.
Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.

Kích thích gan mật

Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.

Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái  vào khi bạn nằm sấp.
Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.

Giữ cho tiêu hoá tốt:

Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh  Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động  tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.

Kích Thích Rốn:

Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt  mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng  sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.

Mười phút để làm tăng sức:

Những Điều Cần Biết Co_the10

Theo phương pháp của bác sĩ Cerney:

Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.
1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.
2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.

Những Điều Cần Biết Long_c10

3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một  ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.

Những Điều Cần Biết Phan_d10

Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.
Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.
Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Sponsored content





Những Điều Cần Biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Điều Cần Biết   Những Điều Cần Biết Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Những Điều Cần Biết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cảnh Và Hoa Đẹp
» Nữ Công Gia Chánh
» Hoa Cảnh Ghép Nghệ Thuật ST
» Những Bài Học Hay (Truyện Ngắn)
» Những Bài Giảng Ngắn / SC Tâm Tâm Giảng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vũ Trụ Của Tôi :: Your first category :: Your first forum-
Chuyển đến