Vũ Trụ Của Tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vũ Trụ Của Tôi

Vững Niềm Tin
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Truyện Cổ Dân Gian

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:13 am

Đức Phật dạy rằng: Làm người có 20 điều khó:

1.- Nghèo khổ bố thí là khó
2.- Giàu sang học đạo là khó
3.- Bỏ thân mạng vì lẽ phải là khó
4.- Hiểu được kinh Phật là khó
5.- Sinh thời Phật, gặp Phật là khó
6.- Nhẫn được các dục là khó
7.- Thấy đẹp không ham cầu là khó
8.- Bị nhục không oán là khó
9.- Có thế lực không cậy uy là khó
10.- Đối cảnh vô tâm là khó
11.- Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó
12.- Trừ diệt ngã mạn là khó
13.- Không khinh người chưa học là khó
14.- Thực hành tâm bình đẳng là khó
15.- Chẳng nói thị phi là khó
16.- Gặp được thiện tri thức là khó
17.- Kiến tánh, học đạo là khó
18.- Tùy duyên hóa độ là khó
19.- Thấy cảnh không động tâm là khó
20.- Khéo biết phương tiện là khóm

Truyện Cổ Dân Gian  431416_310629232389210_1494823522_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:24 am

Có một lần điền chủ Bharadvaja, đã đón và đặt câu hỏi với Đức Thế Tôn khi Ngài cùng Tăng đoàn trên đường du hóa ngang qua cánh đồng của ông: “Này Cù Đàm, chúng tôi là nông dân phải cày sâu cuốc bẩm, phải chân lấm tay bùn gieo trồng, bón phân, gặt hái…, mới có được gạo ăn. Còn các vị không làm gì cả, không sản xuất gì hết mà vẫn ăn. Các vị không có ích gì cho cuộc đời này cả, các vị không cày, không cuốc, không gieo trồng, không bón phân, chăm sóc và gặt hái… (kinh Kasibhadvaja).

Đúng như vị điền chủ này nói, mỗi người trong xã hội đều có vị thế và trách nhiệm riêng của mình để lao động, sản xuất, nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng, phát triển xã hội, mỗi người đều có vai trò riêng. Vậy vai trò và vị thế của người xuất gia chúng ta là gì?

Đức Phật đã trả lời vị điền chủ: “Ta cũng là một người cày ruộng, Ta có đức tin là hạt giống, giới luật là mưa thấm nhuần, trí tuệ là cây cày, khiêm tốn là cán cày, tâm là dây cương dắt bò, niệm là cái roi để điều khiển bò. Như Lai sống với lục căn thu thúc và lời nói ăn uống vừa chừng, đó là pháp trừ cỏ dại. Như Lai thực hiện lằn cày bất tử, kéo cày xong thì không còn đau khổ”. Điền chủ nghe xong đảnh lễ và cúng dường Đức Phật.


Truyện Cổ Dân Gian  1664_291025487695656_1052710366_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:28 am

CHƯƠNG IV: TRÌ DANH NIỆM PHẬT
TIẾT MỘT: SO SÁNH BA PHÁP
***********************
THẬT TƯỚNG NIỆM PHẬT,
QUÁN TƯỞNG NIỆM PHẬT
VÀ TRÌ DANH NIỆM PHẬT
Nói niệm Phật không phải chỉ niệm nơi miệng mà thôi. Theo nghĩa đen, niệm nghĩa là nhớ, nghĩ. Cho nên, khi tâm ta nhớ nghĩ đến Phật tức là niệm Phật. Vì vậy, phương pháp niệm Phật
gồm có 3 loại:
a) Trì danh niệm Phật tức là chuyên trì tụng danh hiệu Phật nơi niệm.
b) Thật tướng niệm Phật tức là thâm nhập nghĩa lý chơn thật của Phật dạy (đệ nhất nghĩa đế).
c) Quán tưởng niệm Phật tức là quán tưởng cảnh giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà.
Thật tướng niệm Phật cũng tức là quán tưởng thật tướng của Phật. Kết quả sở đắc của phương pháp này là Chơn như tam muội, cũng gọi là Nhứt hạnh Tam muội nghĩa là chánh định, chỉ cho cảnh giới đạt được trong định khi sự tu tập đã thành tựu. Pháp môn này vốn thuộc về Thuyền tông, nhưng cảnh giới hiển hiện sau khi công hạnh tu thuyền thành tựu chính là cảnh giới Tịnh độ, nên cũng nhiếp vào trong Pháp môn Tịnh độ. Với Pháp môn này, nếu không phải là bậc căn khí tối thượng thì không thể ngộ nhập, Cho nên, những hàng trung, hạ trí không thể tu tập được.
Trong Pháp môn Tịnh độ vì thế ít khi đề cập đến phương pháp này mà riêng nhường cho Thuyền tông đề xướng.
Quán tưởng niệm Phật là một Phương pháp y theo kinh quán Vô lượng thọ mà thiết lập. Phương pháp này chia cảnh giới Y báo và Chánh báo trang nghiêm ở quốc độ Cực lạc của đức Phật A Di Đà thành 16 phép quán qua 16 giai đoạn. Khi quán hạnh đã thành thục, sức quán đã mạnh mẽ thời mở mắt nhắm mắt đều thấy cảnh giới Cực lạc. Trong hiện tại có thể chuyển biến Thế giới Ta bà thành Thế giới Cực lạc. Không cần phải đợi đến lúc lâm chung sanh về Cực lạc mới hưởng thọ cảnh giới ấy mà ngay trong hiện tại đã hưởng thọ rồi. Công hiệu của Phương pháp Quán tưởng niệm Phật thật là lớn lao. Không thể tả xiết.
Chánh định Tam muội chứng được là do tu theo phương pháp này nên có tên riêng là "Ban châu Tam muội" hay "Phật lập Tam muội." Phương pháp quán hạnh này quá Vi tế huyền diệu và có 5
điều khó thành tựu:
1) Căn cơ ám độn, khó thành tựu.
2) Tâm thô tháo, khó thành tựu
3) Thiếu phương tiện thiện xảo, khó thành tựu
4) Nhận thức không sâu, khó thành tựu
5) Tinh lực bất cập, khó thành tựu
Nếu có 5 điều kiện nghịch lại 5 điều kiện trên là căn cơ thông lợi, tâm niệm tế nhuyễn, phương ti ện thiện xảo, nhận thức sâu sắc, gây được ấn tượng mạnh mẽ, tinh thần cương kiện thì kết quả được xem như được nắm chắc trong tay. Nhưng có đủ điều kiện như thế, thật là vạn người chưa được một. Vì thế, Phương pháp này cũng ít phổ cập trong quần chúng.

Phương pháp trì danh niệm Phật, so với hai Phương pháp trên thì thật là dễ dàng hơn bội phần. Bất luận là trung hay hạ trí, hễ có phát tâm chuyên niệm danh hiệu Phật, không ai là không làm được. Niệm niệm tích lũy lâu ngày cho đến khi được "Nhất tâm bất loạn" thì liền chứng Tam muội. Tam muội này có tên riêng là "Niệm Phật Tam muội."

Trải qua hơn 2000 năm, các bậc Đại đức nối tiếp nhau đề xướng và thực hành Phương pháp này, đã thâu hoạch được nhiều kết quả ... Hiện tại, phương pháp này thâm nhập nhơn gian, phổ cập khắp quần chúng và không ai là không biết niệm 6 tiếng "Nam mô A Di Đà Phật." Lý do thâm nhập và phổ biến của Phương pháp này là hễ có tu là có thành, rất thích hợp cho mọi căn cơ, bất cứ người nào cũng đều thâu nhiếp được một cách dễ dàng. Số người nhờ phương pháp này mà được độ thoát, so với các tông phái khác, chiếm đến trên bảy tám mươi phần trăm.

Cứ xác thực mà nói thì Đạo lý của Pháp môn này hàm chứa tinh ba của hết thảy các Pháp môn khác một cách sâu xa rộng rãi. Không những so với các pháp môn khác, nó đã không kém thua, mà trái lại, tinh ba của các pháp môn khác đều thu trọn vào trong một pháp môn này. Nó có đủ khí độ rộng rãi tập hợp sự đại thành của các tông phái khác. Vì vậy, nếu bàn đến hiệu quả, bàn đến học lý, bàn đến khó dễ, không một tông phái nào so sánh kịp!


Truyện Cổ Dân Gian  942264_501657923217210_1428763003_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:40 am

LỜI KHAI THỊ CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ_

• Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt.

• Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình.

• Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người.

• Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.

• Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức thời bỏ ngay.

• Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối.

• Nếu đã tu hành phải tự hiểu là công phu phước đức của ta hải còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương.

• Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người.

• Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại.

• Hãy xem mọi người như là bồ tát, mà ta chỉ là phàm phu.

• Nếu quả có thể tu hành được như vậy, thì nhất định được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc...

_()_ Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:43 am

Truyện Cổ Dân Gian  480194_500158710033798_303854443_n

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
CHƯƠNG III: ĐƯỜNG LỐI TU TỊNH ĐỘ
TIẾT 5: CẨN THẬN LÚC LÂM CHUNG
Trong sự chuyển tiếp từ kiếp nọ sang kiếp kia, cái niệm chót (nhất niệm tối hậu) có một lực lượng mãnh liệt quyết định cho việc chuyển sanh. Vì lý do đó nên lúc lâm chung, người tu hành phải làm thế nào để chỉ còn nhớ Phật niệm Phật thì chắc chắn sẽ sanh về cõi Phật.
Kinh "Phật thuyết A Di Đà" dạy rằng: "Nếu người nào niệm Phật trong bảy ngày được nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung, có Phật và Thánh chúng hiện ra trước mặt: người ấy, tâm không còn điên đảo và liền được vãng sanh." Nhất tâm bất loạn nghĩa là ngoài sự nhớ Phật, tưởng Phật, không có một vọng niệm nào xen lẫn ở trong lòng: lòng mình và lòng Phật đã xứng hợp làm một.
Kinh văn đã dạy rõ ràng như thế, đương nhiên tuyệt đối chúng ta phải tin. Có e ngại chăng là e ngại tịnh nghiệp tu chưa tinh tấn nên phút lâm chung, tâm còn điên đảo khiến khó thấy được Phật
ti ếp dẫn. Tâm còn điên đảo thì cũng khó mà vãng sanh. Vì vậy, trong khi gần lâm chung rất cần có người hai bên trợ niệm. Có kẻ trợ niệm mới dẫn phát được tâm người bệnh niệm Phật, lý do
cần thiết lập các ban hộ niệm là thế.
Hiện tại ở các khuôn hội đều có thiết lập ban Hộ niệm. Bất luận trai gái già trẻ, là Phật tử, ai ai cũng nên gia nhập vào ban ấy càng đông càng tốt. Hễ khi nào gặp một bệnh nhân lâm nguy, trong ban nên cắt phiên thay nhau đến nơi phòng người bệnh, đốt hương niệm Phật. Như vậy, mắt trông thấy tượng Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, mũi ngửi mùi hương thơm từ bàn Phật xông ra, người bệnh có đủ duyên sanh khởi tịnh niệm, rất hữu ích cho sự vãng sanh Tịnh độ.
Nay xin đem những biện pháp của người tu hành cần gìn giữ trong phút lâm chung, sơ lược giải bày như sau, để các ban hộ niệm y cứ hành trì. Mong rằng các đạo hữu lưu ý, công đức sẽ vô lượng, vì nó quy ết định cho tương lai của cả một đời tu hành.
a) Lúc bệnh nặng sắp lâm chung
Khi có một đạo hữu bệnh nặng sắp lâm chung, thân thuộc nên tin cho ban hộ niệm và mời đến nhà hộ niệm. Nếu tinh thần người bệnh còn tỉnh táo, ban hộ niệm nên nhất thiết khuyên thân thuộc đừng khóc lóc và cũng đừng đem việc nhà ra nói với người bệnh làm gì nữa. Khóc lóc hay hỏi về việc nhà lúc ấy không giải quyết được gì hết mà chỉ khiến cho người bệnh sanh khởi niệm luyến tiếc việc đời một cách vô ích.
Nên khuyến khích bệnh nhân đem tâm phóng xả tất cả, chỉ nhớ Phật và niệm Phật mà thôi. Nên nói với bệnh nhân rằng: "Thế giới Cực lạc rất là an vui sung sướng. Nay ngươi nên xả bỏ tất cả, nguyện sanh về thế giới kia. Được sanh về đấy sẽ không còn có hạnh phúc nào bằng. Hiện tại sở dĩ bị bệnh hoạn đau đớn là do ác nghiệp nhiều kiếp tích lũy gây nên. Tạm thời nên chịu khó nhẫn
nại."
Nếu thản hoặc bệnh nhân có việc gì khổ tâm lắm, nhứt đáng không thể xả bỏ được, nên tìm mọi phương tiện thuyết pháp giải trừ. Hoặc dùng lời dịu ngọt vui vẻ để khuyến khích an ủi; hoặc đem
bao nhiêu điều hay việc tốt hay công đức tu hành mà bình sanh người ấy đã làm để tán thán ngợi khen. Các phương tiện ấy sẽ có công năng khiến bệnh nhân hoan hỷ và tin tưởng rồi nhờ đó mà
sẽ được vãng sanh Tịnh độ.
Nếu gặp phải bệnh nhân thần trí hôn mê không còn biết gì nữa, ban hộ niệm đứng bên cạnh trợ niệm hoặc đánh chuông mõ hết sức nhẹ nhàng, đừng cho tiếng xẳng và ồn, khiến gây nên trạng
huống lộn xộn trong thần thức của bệnh nhân. Nếu như phút lâm chung kéo dài quá lâu, nên luân phiên tụng niệm, thế nào cho tiếng niệm Phật đừng dứt đoạn. Niệm đến khi nào bệnh nhân hết thở và toàn thể châu thân lạnh đều mới thôi.
b) Sau khi lâm chung
Khi bệnh nhân đã hết thở rồi, ban hộ niệm vẫn tiếp tục niệm Phật và tuyệt đối không nên cho bà con khóc lóc. Cũng không nên đụng đến thi thể hoặc vội tắm rửa thay áo quần. Tránh đừng nên
đụng chạm gây ra huyên náo hay nói to tiếng cho vong giả kinh loạn.
Sở dĩ phải tuyệt đối giữ thanh tịnh là vì dù ngực hết thở, quả tim hết đập, nhưng thần thức (thức thứ 8 ) của người chết vẫn chưa lìa khỏi xác. Nếu xung quanh có tiếng khóc lóc hoặc ồn ào va chạm, thi thể còn cảm giác sẽ sanh lòng sân hận, rồi có thể vì đó mà bị đọa lạc. Kinh chép khi vua A Kỳ Đạt chết, vì người giữ thây dùng quạt đuổi ruồi, rủi đụng nhằm mặt nhà vua, khiến nhà
vua phẫn nộ do đó nhà vua đọa làm thân con rắn!
Vì những lẽ trên nên cần phải thận trọng trong giờ phút trước và sau khi lâm chung. Tốt hơn hết là nên luôn luôn có người ngồi bên cạnh tiếp tục niệm Phật không hở, khiến cho chánh niệm được liên tục. Nếu không làm được như vậy thì nên đuổi hết mèo chó, cấm hẳn người ra vào và đóng kín cửa phòng lại. Chí như muốn tắm rửa, thay quần áo và uốn nắn tay chân cho người chết để nhập liệm thì nên đợi sau tám tiếng đồng hồ mới chắc chắn không làm hại cho người chết.
Trong Duy thức học có dạy rằng muốn biết một người chết sẽ thác sanh về thế giới nào, hãy xem thần thức người đó lìa khỏi xác tại điểm nào. Điểm mà thần thức xuất tức là điểm còn hơi nóng
cuối cùng, sau khi toàn thể châu thân đã lạnh buốt. Bài kệ sau đây sẽ cho ta biết cảnh giới tương lai của người chết sắp đầu thai:
Đảnh Thánh, nhản sanh thiên
Nhơn tâm, ngạ quỷ phúc
Bàn sanh túc hạ hành
Địa ngục khước đề xuất
Nghĩa là: Thân thức xuất ở đảnh đầu là sanh về cõi Thánh, xuất ở chặng con mắt thì sanh về cõi trời, xuất ở trên chấn thủy thì sanh về cõi người, xuất ở dưới bụng thì sanh về cảnh giới ngạ quỷ;
xuất ở đầu gối thì sanh về cảnh giới súc sanh, xuất ở dưới bàn chân thì sanh về cảnh giới địa ngục. Vì thế, trong khi thần thức sắp rời khỏi xác, mà ví như sẽ được sanh về cõi trời thì chỗ còn nóng sau cùng là ngang khoảng con mắt. Nếu không khéo, để cho thi thể va chạm hoặc để cho tiếng ồn ào kinh động khiến thần thức tán loạn sanh phiền não, phải bị đọa lạc thì thật là oan uổng cho người chết biết chừng nào!
Thiết tha mong toàn thể tín đồ Phật tử hãy lưu tâm điểm này để cứu giúp nhau trong giờ phút lâm chung, gi ờ phút nghiêm trọng có ảnh hưởng cho cả một kiếp sau. Mong thay!
c) Cứu độ thân trung ấm
Thân thể con người do năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành. Năm uẩn lại cũng gọi là năm ấm. Vì thế thân thể hiện còn gọi là tiền ấm sau khi chết rồi và đã thác sanh gọi là hậu ấm,
nằm ở khoảng giữa tiền ấm và hậu ấm (chết rồi mà chưa đầu thai lại) gọi là trung ấm.
Thân trung ấm bắt đầu từ giây phút thức thứ 8 mới lìa khỏi thể xác người chết. Theo luận Cu xá thì thân trung ấm của người ở dục giới lớn bằng em bé, 5, 6 tuổi, nhanh sáng, có sức thông đạt, có sức ký ức nhậy hơn chín phần, so với lúc sanh tiền.
Sau khi người chết, tuy thần thức ly khai thân xác chuyển thành thân trung ấm, nhưng thân trung ấm ấy trừ trường hợp quá dày phúc đức hay quá nhiều tội ác thì trong giây phút hoặc được sanh
nhơn thiên hoặc bị đọa ác thú liền, ký dư trong các trường hợp bình thường thì thần thức vẫn còn loanh quanh lưu luyến bên cạnh thây cũ. Cho nên, nếu quyến thuộc khóc lóc hoặc tắm rửa, thay
áo quần cho người chết v.v... thần thức đều biết cả. Bấy giờ thần thức tưởng như mình còn sống nên nó vẫn đến hỏi việc này việc khác, nhưng ngặt vì không ai thấy nghe mà đáp lại, vì vậy vô
cùng bực tức, sợ hãi, bối rối, rồi giận dữ bỏ ra đi. Vì thế đối với người chết rồi, thân thể tuy đã lạnh cứng, nhưng người sống không nên nói điều gì hay làm việc gì có tánh cách khêu gợi lòng
tham, sân si, khêu gợi sự luyến tiếc cho người chết. Như là người sắp chết thì chỉ nên thuyết pháp, an ủi, khuyến khích nhất tâm cầu nguyện vãng sanh Cực lạc; nếu người ấy đã chết rồi thì nên tụng kinh niệm Phật cho thân trung ấm nghe.
Nếu người chết lúc sanh tiền chưa từng niệm Phật, trong giờ phút gần lâm chung, lòng không chốn nương tựa, thân không còn là chủ tể, hoàn cảnh thật là hết sức thê lương ảm đạm. Trong giờ
phút ấy, nếu được nghe một tiếng niệm Phật, một lời thuyết pháp, người chết nhờ nhất niệm đó mà có thể vãng sanh Tịnh độ. Cho nên, đối với vong nhân, không kể sanh tiền có tin Phật hay không tin Phật, có tu Tịnh độ hay không tu Tịnh độ ban hộ niệm đều nhất thiết nên đến giúp đỡ và cao tiếng niệm danh hiệu Phật. Đó là phương pháp cứu độ thân trung ấm, hết sức hữu ích và
cần phải thi hành.
d) Cúng vong, cầu siêu
Đám tiệc nên tùy nghi phương tiện. Cốt nhất phải thanh tịnh, không nên bày vẽ rộn ràng, sát sanh cúng tế một cách linh đình. Trong kinh Phật dạy: "hình thức người chết (thân trung ấm) chỉ
dùng mùi hương làm thức ăn." Vì thế ta chỉ nên dùng hương thơm, hoa đẹp đèn sáng mà cúng là đủ. Nhất là tiếng niệm Phật và lời thuyết pháp thì rất bổ ích cho vong linh.
Sau khi đám tiệc xong xuôi, người con hiếu thảo nên vì vong linh làm các Phật sự để cầu siêu độ, bất luận vong giả đã vãng sanh hay chưa. Nếu đã vãng sanh rồi thì lại càng được tăng thêm
phước huệ, nếu chưa vãng sanh thì có thể nhờ đó mà túc nghiệp tiêu trừ, sanh về các cõi thiện. Đó là cách báo ân hay nhất của người con hiếu thảo.
Làm Phật sự thì không gì hơn là chuyên tụng kinh bái sám và trì niệm danh hiệu Phật. Có thể tự trong gia thuộc mình tụng lấy, hoặc mời đạo hữu tụng thêm. Các kinh thường tụng là Di Đà. Kim
cang hoặc Đại bi thần chú v.v... Tụng niệm xong, nên hồi hướng công đức cho vong giả làm tư lương cầu sanh Cực lạc. Gián hoặc như trong gia thuộc mình không ai tụng kinh được thì chuyên
niệm hiệu Phật cũng đủ rồi.
Còn như di sản của vong giả để lại, nếu là của cải thì nên đem làm việc phước thiện như; bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khó, giúp đỡ người tàn phế, cấp dưỡng cô nhi quả phụ hay phụ nữ sanh đẻ, hoặc làm chùa chú tượng, ấn tống kinh điển, cúng dường chúng tăng v.v... Làm các việc phước thi ện ấy rồi đem công đức hồi hướng cầu cho vong giả tội diệt phước sanh vãng sanh Cực lạc.
Như thế thì người còn kẻ mất, thảy đều công đức lớn lao không thể kể siết. Kinh địa tạng nói: "Trong khi vì người chết mà làm việc công đức thì người sống đã hưởng hết sáu phần mà người
chết chỉ nhờ được một phần thôi."
— cùng với Thầy Thiện Giác, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT '' xin thường niệm '', Tiểu Kết Tử và 44 người khác
Đánh dấu: TỊNH ĐỘ PHÁP MÔN và Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - xin thường niệm
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:46 am

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
CHƯƠNG III : ĐƯỜNG LỐI TU TỊNH ĐỘ
TIẾT BA: ĐÔN ĐỐC HẾT BỔN PHẬN
Đời và đạo có tương quan mật thiết với nhau và giúp ích lẫn nhau, nhất là đối với hàng Phật tử tại gia chưa thoát ly được gia đình xã hội. Ai trong nhiệm vụ nào phải lo tròn nhiệm vụ ấy. Là trưởng quan, phải nhất tâm vì dân, vì nước. Là liêu thuộc, phải hết bổn phận của liêu thuộc, trung thành với chức vụ. Là người buôn bán, phải giữ đúng hàng thật giả, đừng lừa trẻ dối già. Là thầy thuốc, phải biết thương xót con bệnh, nâng đỡ kẻ nghèo hèn, và hết lòng điều trị v.v... Nói tóm lại, trong bách công kỹ nghệ, mỗi mỗi đều phải làm tròn bổn phận tận tâm với chức vụ, lại vừa lo tích công dồn đức, tu học Phật pháp thì nhất định có ngày giải thoát. Đó là ngoài xã hội.

Trong gia đình lại còn những bổn phận khác. Là cha mẹ, phải nuôi nấng dạy dỗ con cái thành người. Là con cái, phải biết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Là vợ chồng, anh em, thầy trò, bầu bạn, phải đôn đốc hết bổn phận vợ chồng, anh em, thầy trò, bầu bạn, hợp với lẽ đời. Có làm tròn hết các bổn phận ấy bấy giờ mới nói đến lẽ đạo. Nếu trái lại, việc đời bấy như tương, tự thân mình chỉ là "y quan cầm thú" (cầm thú mang áo đội mũ) thì làm sao có thể nói đến lẽ Đạo được ? Với các sự kiện khách quan và chủ quan thiếu tốt đẹp ấy mà mong thành Phật hoặc mong cầu sanh nước Phật thời sợ e tịnh nghiệp chưa kịp thành mà nghiệp quả đã chín trước.

Tưởng khó tránh khỏi quỷ vô thường dắt dẫn vào địa ngục, ngạ quỷ súc sanh!
Vì thế, hy vọng rằng toàn thể Phật tử, khi muốn thoát ly sanh tử, tu theo pháp xuất thế, không những không nên xa bỏ việc đời, lấy việc đời làm cơ bản cho đạo, khiến cho đời trở nên tốt đẹp hơn và khiến cho đạo sáng tỏa trong lòng đời. Có như thế, Phật tử tại gia mới mong thành công chắc chắn và mau chóng.
Thảng hoặc, có người trước kia trót lỡ tạo các ác nghiệp, thì hôm nay nên chí thành ăn năn hối cải, nguyện không tái phạm. Cửa Phật rộng mở chờ đón người biết sám hối. Một phen đã sám hối rồi, thề quyết không bao giờ tái phạm trở lại. Hơn nữa, phải cố gắng đền bù tội l ỗi trước bằng cách làm nhiều việc thiện mới. Được như thế thì ác báo sẽ tiêu tan và phước đức sẽ tăng trưởng.
Ví như cái chai trước kia đựng thuốc độc nhưng giờ đây sức chùi sạch sẽ rồi, tự nhiên độc không còn nữa.
— cùng với A Di Đà Phậ


Truyện Cổ Dân Gian  314405_498434010206268_680278959_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:48 am

Truyện Cổ Dân Gian  529335_298749596923245_1027947092_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:51 am


KÍNH CHÀO TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT, HÔM NAY CON XIN ĐĂNG CHIA SẼ LỜI DẠY CỦA ÂN SƯ, KÍNH MỜI TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT CÙNG ĐỌC VÀ LẮNG NGHE QUÁN XÉT VÀ SỬA ĐỔI VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH MÌNH

CHƯỚNG NGẠI CỦA HÀNH GIẢ:(PHẦN TIẾP THEO)

Chúng ta thử nghĩ coi tạo những thứ nghiệp này rất dễ dàng, tại sao lại mắc phải tội nặng như vậy? Ðiều này thiệt làm cho chúng ta suy nghĩ không ra, hình như chịu tội như vậy là quá nặng, không hợp lý tí nào. Thật ra nếu chư vị đọc kỹ giới kinh thì sẽ hiểu, trong Phật pháp sự định tội không phải do một người nào đó đặt ra, không như trong thế gian có pháp luật, có quan tòa xử án; trong Phật pháp không có, chư Phật Bồ Tát không làm quan tòa, không làm thẩm phán; trong Phật pháp không giống như pháp luật trong thế gian, không có định ra phải trừng phạt tội nhân như thế nào; chư Phật Bồ Tát đều rất từ bi.

Nếu thế thì tại sao lại có những thứ nghiệp tội như vậy? Tội này được gọi là ‘tánh tội’, thật là tự làm tự chịu. Ðịa ngục ở đâu? Ðịa ngục là tội báo của người ta tự nhiên biến hiện ra chứ không phải có ai tạo ra một cái địa ngục để cho người ta vào chịu tội. Chư Phật Bồ Tát không làm những chuyện như vậy, chư thiên, quỷ, thần cũng không làm những chuyện này, Diêm La Vương cũng không làm những chuyện này.

Lão cư sĩ Châu Kính Trụ có thuật lại một câu chuyện và sau này cũng có viết trong một quyển sách, hình như tựa là ‘Bát Ðại Nhân Giác Kinh Giảng Ký’. Nội dung của câu chuyện nói đến nhạc phụ của ông là ông Chương Thái Diệm. Ông Chương giữ chức ‘Quốc Học Ðại Sư’ vào thời Dân quốc và trước đó đã làm ‘phán quan của Ðông Ngục’. Ðông Ngục Ðại Ðế (vua của Ðông Ngục) là Ðại Quỷ Vương, quyền lực của ông vua này chỉ thua Diêm La Vương một bậc. Chức phán quan cũng tương tợ như chức bí thư trưởng hiện nay, địa vị này cũng rất cao. Ông Chương là người học Phật, nghe nói trong địa ngục có hình phạt gọi là ‘bào lạc’, ‘bào lạc’ là đem cột sắt đốt đỏ rực lên rồi bắt tội nhân đi ôm cột sắt nóng đó. Ông Chương nói hình phạt này quá tàn nhẫn và đề nghị Quỷ Vương của Ðông Ngục nên bải bỏ hình phạt này.

Ông vua Ðông Ngục không trả lời, mỉm cười và sai hai chú tiểu quỷ dẫn ông Chương đi đến chỗ tội nhân bị hành hình để xem; hai chú tiểu quỷ này bèn dẫn ông Chương đi một nơi rất xa rồi chỉ về một phía và nói: “Ở phía trước kìa”. Nhưng ông lại nhìn không thấy gì hết; từ đó ông mới hiểu hình phạt đó không phải do người nào lập nên mà từ trong tự tánh biến hiện ra, chuyện này hoàn toàn phù hợp với những gì nói trong Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.

Trong kinh nói địa ngục chỉ có hai loại người có thể thấy được, một là người tạo tội đi chịu trừng phạt biến hiện ra; còn loại thứ hai là Bồ Tát đi vào địa ngục để cứu chúng sanh. Không phải hai loại này, địa ngục ở ngay trước mặt bạn cũng không thấy được, cho nên ông Chương nhìn không thấy. Như vậy mới nói rằng đây không phải vấn đề tàn khốc và nhân từ, mà là tội tánh biến hiện ra quả báo.

Cũng giống như một người thường ngày hay làm ác, ban đêm thường có ác mộng. Ai làm cho họ có những ác mộng như vậy? Là tự tánh của họ biến hiện ra, tuyệt đối không phải là người khác tạo ra ác mộng để cho người đó chịu, là tự người đó biến hiện ra.

Tội từ đâu hình thành nặng như vậy? Phật nói với chúng ta, đối tượng của tội mà người kể ở trên tạo ra không phải là đối với hai vị pháp sư. Nếu bạn phỉ báng hai người này, thật tình mà nói không phải là tội nặng lắm. Tội là từ chỗ nào mà tính? Là từ chỗ tất cả những tín đồ thính chúng ở trong khu vực này tại vì những lời phỉ báng đó mà không tin Phật, không chịu nghe Phật Pháp nữa, không chịu noi theo Phật Pháp mà tu hành. Họ đem thiện căn của những người trong khu vực này đoạn mất, đem pháp thân huệ mạng của những chúng sanh này đoạn dứt. Tội là từ chỗ này mà tính, vì thế nên tội này rất nặng.

Trong kinh Phật nói giết người đoạt mất thân mạng người là chuyện nhỏ. Bạn giết đi một người, 49 ngày sau họ đi đầu thai trở lại. Một người bị giết đi rất dễ lấy được thân người trở lại, tại vì bị giết không có tội, chỉ có người đi giết người mới có tội. Trong đời này tôi được thân người, nhờ tôi còn một chút phước thừa, tuy là bị người khác giết đi, 49 ngày sau đầu thai cũng có thể làm người trở lại. Ðời sau còn có thể tiếp tục hưởng phước. Cho nên giết người lấy mạng người thì tội nhẹ, tội làm mất huệ mạng của người mới nặng.

Nghe được Phật pháp không phải dễ, cơ duyên này thật là rất khó được, rất khó gặp. Trong kinh có nói ‘Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn’ (nghĩa là Thân người khó được, Phật pháp khó được nghe). Nghe được Phật pháp còn khó hơn được thân người, điều này là thật không phải giả đâu. Một người trong đời này có thể nghe được Phật pháp, nếu có thể giác ngộ (tỉnh thức) được, người đó trong đời này sẽ làm Phật. Họ thành Phật, bạn thử nghĩ xem, chư Phật Như Lai sẽ không ngớt lời khen ngợi công đức của người đó. Nếu bạn hôm nay đem cái cơ duyên này cắt đứt mất, tội của bạn nặng bao nhiêu? Tội là từ chỗ này mà tính.

Cho nên Phật nói phạm tội này phải đọa địa ngục A Tỳ 18 triệu năm, từ địa ngục ra vẫn còn quả báo thừa. Từ địa ngục ra mới được làm người; Phật nói trong vòng năm trăm đời, khi sanh ra bị mù không có mắt. Phải chịu đui mù ngay từ lúc lọt lòng! Sau 500 đời tội đó từ từ nhẹ đi, nhưng vẫn thường sanh ở biên địa; trong Phật pháp biên địa nghĩa là những địa phương mà tiêu chuẩn văn hóa rất lạc hậu, người thường rất ngu dốt, không được học hành, nghèo nàn, thường bị người khác chê bai, trêu chọc, ức hiếp; tất cả những thứ này đều là do nghiệp báo đời quá khứ tạo ra.

Người này lúc trước cũng từng xuất gia, cũng là người tu hành, nhưng vì chướng ngại của sự đố kỵ mà tạo ra tội nặng như vậy, cho nên họ có lúc cũng sẽ có một niệm tỉnh ngộ muốn tu hành, tuy nhiên ý niệm này vừa mới khởi lên, nhưng vì nghiệp chướng quá nặng ý niệm này rất mau lại tiêu mất, như thế mới biết khó dường nào.

Chúng ta phải khẳng định rằng, trong đời quá khứ chúng ta cũng đã từng trải qua. Phật không phải nói người khác, thật là đang nói chúng ta đó. Chúng ta hôm nay được thân người, được nghe Phật pháp, nên biết trong đó đã trải qua quá trình dài như thế nào, đã chịu đựng qua những tội báo rất nặng! Phật nói những lời này, người hiện nay có mấy ai tiếp nhận và có thể tin đuợc?

Ðọc kinh Phật và nghe giảng pháp dường như nghe kể chuyện thần thoại, dường như những ‘chuyện thần thoại’ Phật kể ra không có chút gì dính líu với chúng ta, nào ngờ đâu những chuyện này chính là chuyện của cá nhân chúng ta. Phật nói tương lai nghiệp chướng tiêu diệt hết, họ sẽ sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới, sẽ thấy đức Phật A Di Ðà, A Di Ðà Phật sẽ thọ ký cho họ.

Chuyện này có thật không? Là thật đó. Tại sao vậy? Khi chúng ta đã nghe qua một danh hiệu ‘A Di Ðà Phật’, đã thấy qua tranh ảnh hoặc là hình tượng của Phật A Di Ðà, trong A lại da thức đã có hột giống của Phật A Di Ðà, giống như câu nói ‘nhất lịch nhĩ căn, vĩnh vi đạo chủng’ (nghĩa là ‘một phen lọt vào tai, hột giống của đạo đã được gieo vĩnh viễn rồi ')


Truyện Cổ Dân Gian  405842_336058379830200_1985218554_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:52 am


KÍNH CHÀO TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT, HÔM NAY CON XIN ĐĂNG CHIA SẼ LỜI DẠY CỦA ÂN SƯ, KÍNH MỜI TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT CÙNG ĐỌC VÀ LẮNG NGHE QUÁN XÉT VÀ SỬA ĐỔI VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH MÌNH


(PHẦN TIẾP THEO)
Trong kinh, Phật đã kể lại chuyện của một người xuất gia lúc Phật còn tại thế, chứ không phải thời mạt pháp hiện giờ. Người xuất gia này ỷ là mình học rộng, thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, nghe nhiều nên sanh tâm kiêu ngạo cũng giống như người hiện nay thường nói ‘điều này đáng được hãnh diện’. Lúc Phật còn tại thế, vị này tu học rất tốt, trì giới thanh tịnh, nghe kinh rất nhiều, cho nên rất kiêu ngạo. Kiêu ngạo là phiền não, bạn thấy vị này không sanh trí huệ mà lại sanh phiền não, vậy là sai rồi.

Còn một loại người tu hành, tuy là không có tâm kiêu mạn, họ tu khổ hạnh, muốn ít, biết đủ, điều này rất quý. Cũng giống như đời sau này những người [ẩn tu] trong núi, trong túp lều tranh; so với những người khác những người tu hành này quả thật thân tâm thanh tịnh hơn nhiều. Tuy nhiên họ lại chấp tướng, chấp tướng thì sai rồi. Trong kinh Kim Cang nói rất hay: ‘Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì không phải Bồ Tát’. Phật không thừa nhận người như vậy là Bồ Tát. Chúng ta nghĩ coi lúc đức Phật còn tại thế đã như vậy huống gì là thời mạt pháp bây giờ, đã hai ngàn năm trăm năm qua rồi.

Lúc Thế Tôn còn tại thế, có thể nói cả đời đều dùng để giảng kinh thuyết pháp, ngài thuyết pháp hết 49 năm. Lúc đó khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, cách xa nơi Phật thuyết pháp thì không thể nghe pháp, vì vậy cơ hội nghe pháp thiệt là rất hiếm hoi. Cho nên Thế Tôn thường phái những đệ tử xuất gia và tại gia biết giảng kinh thuyết pháp đi khắp nơi để thay thế Phật hoằng pháp lợi sanh. Có thể nói là những vị này trong lớp học của Phật dạy đã tốt nghiệp ra trường. Họ có thể giảng kinh, biết phương pháp tu hành, cũng tu được rất tốt, cho nên được phái đi khắp nơi để giảng kinh thuyết pháp.

Trí huệ và phước đức của đức Phật đều viên mãn đương nhiên sẽ được tất cả mọi người cung kính. Những học trò của đức Phật được phái đi giảng kinh đa số cũng được quần chúng tôn kính, nhưng cũng có một số ít không được như vậy, mà còn bị người ta khinh khi và phỉ báng nữa.

Chúng ta biết phiền não tập khí của chúng sanh trong lục đạo rất nặng. Những thứ phiền não như tham, sân, si, mạn, đố kỵ không cần học cũng có vì những thứ này đều là phiền não tích lũy từ nhiều đời trước; khi thấy người khác xuất sắc hơn mình, trong tâm liền không phục, từ đó liền kiếm mọi cách đi phá hoại. Những chuyện như vậy trong đời mạt pháp hiện nay còn nhiều hơn hồi trước rất nhiều, bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào chúng ta đều có thể thấy được.

Hoằng pháp lợi sanh là chuyện tốt. Tuy nhiên chuyện tốt thì sẽ gặp nhiều ma chướng. Ma chướng là những chuyện rắc rối, tuy là làm chuyện tốt nhưng bạn sẽ gặp rất nhiều chuyện cản trở, chuyện rắc rối xảy ra. Phật nói thời bấy giờ có hai vị tỳ kheo được Phật phái đi thuyết pháp. Nếu pháp sư có đức hạnh, có biện tài, có thiện xảo, tự nhiên sẽ được tín chúng ưa chuộng. Pháp duyên của hai vị pháp sư này rất thù thắng, tín chúng rất đông, đương nhiên cúng dường cũng rất nhiều. Những vị pháp sư khác nhìn thấy thì trong tâm không mấy gì vui, sanh tâm đố kỵ và tìm đủ mọi cách để gây chướng ngại cho hai vị này. Cho nên họ mới bịa chuyện nói là hai vị đó phá giới, nói họ chỉ biết nói mà không biết làm, nói họ đã phạm bốn trọng giới (bốn giới chính là sát sanh, trộm cắp, dâm dục, và nói dối).

Có người đi dèm pha bịa chuyện rồi nói cho người khác nghe; có người phỉ báng, đi nói xấu hai vị này khiến cho người nghe sanh tâm hoài nghi, mất lòng tin đối với pháp sư. Từ đó pháp duyên của hai vị này dần dần giảm bớt, người nghe cũng bớt đi không ít. Những người đố kỵ đã đạt được mục đích, đã thành công trong việc phá hoại và gây chướng ngại cho hai vị pháp sư kể trên.

Tuy nhiên Phật nói ác nghiệp của người đố kỵ, phỉ báng, phá hoại hai vị pháp sư kể trên quá nặng, quả báo của người đó là đọa địa ngục A Tỳ sáu triệu năm, sáu triệu năm này là dùng thời gian của chúng ta mà tính. Người Trung Quốc có 5000 năm lịch sử, các vị thử nghĩ xem 5000 năm chỉ là một nửa của một vạn năm. Thời gian đọa địa ngục của người đó là gấp 1200 lần nhiều hơn 5000 năm của lịch sử Trung Quốc.

Sau sáu triệu năm trong địa ngục A Tỳ hết rồi, tội của người đó cũng chưa tiêu hết, tội nặng báo hết nhưng còn tội nhẹ còn lại, cho nên chuyển đến địa ngục Ðẳng Hoạt chịu tội thêm 4 triệu năm nữa. Sau đó sanh đến địa ngục Hắc Thằng chịu 2 triệu năm. Tiếp theo lại chuyển đến địa ngục Thiêu Nhiệt (sự trừng phạt ở đây nhẹ hơn) chịu thêm 6 triệu năm. Tổng cộng là 18 triệu năm. Câu chuyện này là do Phật thuật lại. Kinh Kim Cang có nói: ‘Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả’ (tạm dịch: Như Lai là người nói lời chân thật, lời đúng như thế, người không nói lời lừa gạt, không nói lời khác biệt). Phật tuyệt đối không nói một lời giả dối.


Truyện Cổ Dân Gian  945073_336058103163561_1383720031_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:55 am

Truyện Cổ Dân Gian  405923_336056519830386_140652689_n


KÍNH CHÀO TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT, HÔM NAY CON XIN ĐĂNG CHIA SẼ LỜI DẠY CỦA ÂN SƯ, KÍNH MỜI TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT CÙNG ĐỌC VÀ LẮNG NGHE QUÁN XÉT VÀ SỬA ĐỔI VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH MÌNH

CHƯỚNG NGẠI CỦA HÀNH GIẢ:

Người hiện nay tạo tội nghiệp có thể nói là rất phổ biến, tất cả đều đem việc này coi thành việc thông thường, cho nên riết rồi không ai để ý và quan tâm đến, mà không biết quả báo rất đáng sợ. Không kể xuất gia hay tại gia, có mấy người học Phật đã thiệt giác ngộ, thiệt hối cải rồi? Trong kinh, Phật cũng nói những người này rất hiếm, rất ít có, nhưng không thể nói không có, chỉ nói là rất hiếm mà thôi. Chúng ta tự hỏi mình có phải là một trong thiểu số những người đức Phật nói ở trên. Ðây là điều chúng ta nên giác ngộ, nên thức tỉnh, phải thành thật mà phản tỉnh và kiểm điểm lại.

Lúc đức Phật còn tại thế, đã có một số Bồ Tát tỏ ra rất ngu xuẩn không có trí huệ, tạo ra rất nhiều tội nghiệp, cho dù muốn tu hành nhưng chướng ngại quá nhiều. Họ có phải thiệt là như vậy không? Chúng ta có thể suy nghĩ xem những việc đó chưa chắc đã là thiệt. Vì Thế tôn năm xưa xuất hiện tại thế gian này, có rất nhiều vị cổ Phật hoặc đại Bồ Tát trở lại giúp đỡ cho Phật để hoằng pháp độ sanh. Họ thị hiện trong chúng Tỳ Kheo, chúng Bồ Tát, và người hộ pháp, không kể họ có hành vi thuận hoặc nghịch đều là cố ý làm ra. Tại sao phải làm như vậy? Vì muốn dạy cho tất cả chúng sanh, đây thiệt là đại từ đại bi.

Nếu không có những sự tiêu biểu (thị hiện) này, rất nhiều pháp đức Phật không thể nói ra được. Tại vì đức Phật nói pháp đều là tùy cơ mà nói; những sự thị hiện của các vị nói trên đều là thay mặt chúng sanh mà thỉnh pháp. Có người thì trực tiếp hỏi, đây gọi là ‘ngôn ngữ thỉnh pháp’; có người cố ý tạo ra những ác hạnh, để cho Phật thấy được mà lại khai đạo (dạy) giáo huấn, đây là dùng thân nghiệp để thỉnh pháp. Ngoại trừ dùng thân nghiệp và khẩu nghiệp để thỉnh pháp, ý nghiệp cũng có thể thỉnh pháp. Chúng ta cũng thường thấy được trong kinh điển Ðại thừa, chúng đệ tử vừa khởi tâm động niệm, tuy là chưa nói ra Phật đã biết được. Giống như trong kinh Vô Lượng Thọ, đoạn nói về vua A Xà Thế, họ dùng ‘niệm’ để thỉnh pháp. Trong tâm có niệm như vậy, chưa nói ra Phật đã kể lại nhân duyên của họ trong đời quá khứ. Do đây có thể biết thân, ngữ, ý ba nghiệp đều có thể thỉnh pháp.

Cho nên khi chúng ta biết được điểm này, chúng ta không thể dùng tâm khinh mạn để xem xét những mật hạnh của hàng Tỳ Kheo, Bồ Tát. Nhất định phải biết họ là vì đại từ đại bi thay thế chúng ta để thỉnh pháp. Những gì họ biểu hiện ra đều là những ý ác, khẩu ác, hành ác của chúng ta hiện nay. Nếu không có sự thỉnh cầu của họ thì sẽ không có sự giảng dạy của Phật, chúng ta làm sao có thể biết được là mình đã phạm lỗi lầm? Biết được mình đã phạm lỗi lầm rất nghiêm trọng?
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 11:59 am


A DI ĐÀ PHẬT HÔM NAY CON XIN ĐĂNG BÀI LÀM THỂ NÀO ĐÊ HÓA GIẢI CHƯỚNG NGẠI CỦA NGƯỜI TU TẬP CHÚNG TA, CON XIN KÍNH MỜI TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT CÙNG ĐỌC VÀ CẢM THẤY LỢI LẠC CHO CHÍNH MÌNH THÌ CỐ GẮNG ÁP DỤNG THỰC HÀNH CHIA SẼ CÙNG TẤT CẢ Ạ.

LỜI DẠY CỦA ÂN SƯ: PHÁP THANH TỊNH GIẢI THOÁT(PHẦN TIẾP THEO)

7. Dùng tụng kinh niệm Phật để đè nén vọng niệm.
Tụng kinh niệm Phật chỉ là phương pháp, mục đích của nó là để làm cho tâm thanh tịnh; dùng phương pháp này đem những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước niệm mất hết, niệm cho tâm thanh tịnh hiện ra; tâm tịnh thì cõi tịnh, như vậy mới có thể vãng sanh. Xin chớ đem ý tưởng nghĩ sai đi, đừng tưởng là niệm cho nhiều Phật hiệu mới được vãng sanh, vừa niệm Phật mà còn sanh tâm tham, sân, si, mà còn lập mưu kế để làm hại kẻ khác, như vậy có thể vãng sanh được sao?
Phải nên biết rằng, dùng phương pháp này để niệm mất hết những phiền não, vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước, để cho tâm thanh tịnh và tâm từ bi hiện ra thì mới có thể vãng sanh.
Cho nên khi chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành động phải đem so sánh với những gì Phật đã dạy trong kinh. Tại sao Phật Bồ Tát dạy chúng ta phải làm công phu sáng và tối? Tôi đã nói với chư vị nhiều lần về ý nghĩa của việc này, khóa sáng và tối là dùng để ‘trị bịnh’; hồi xưa khóa công phu sáng tối là mỗi cá nhân tự làm. Lúc Phật còn tại thế và lúc Phật Pháp mới truyền đến Trung Quốc, đại chúng tập hợp tu tập chung là để nghe kinh, nghiên cứu, thảo luận cũng như vào lớp học nghe giảng; tu hành thì mỗi cá nhân tu hành riêng rẽ chứ không có hợp lại tu tập chung, chỉ khi nghe kinh, nghiên cứu, và thảo luận mới tụ hội lại.
Trong Tịnh Ðộ Tông, người đề xướng đầu tiên việc tụ hội lại để tu tập chung là Huệ Viễn đại sư. Ngài kiến lập Niệm Phật Ðường tại Lô Sơn, có 123 người đồng chung chí hướng hợp lại để tu niệm. Các môn phái khác thì chưa có mãi đến sau đời Ðường mới bắt đầu phổ biến. Ðúng ra là hai vị đại sư Bách Trượng và Mã Tổ đề xướng xây dựng tòng lâm. Xây dựng tòng lâm là chủ trương không những phải học chung mà còn phải tu tập chung nữa. Cho nên chế độ tòng lâm là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc [sau đời Ðường], trong đó đại chúng tập hợp lại cùng nhau tu tập. Cùng nhau tu tập có ích lợi gì? Tức là nương dựa vào đại chúng, mỗi người riêng rẽ có lúc sẽ làm biếng giải đãi, khi đại chúng ở chung với nhau bắt buộc mỗi người không dụng công tu hành không được; mỗi người trong đại chúng khích lệ và đốc thúc lẫn nhau, ai cũng không dám lười biếng. Cùng chung tu tập là có mục đích và ý nghĩa này!
Cho nên chế độ tòng lâm đối với chúng sanh thời mạt pháp rất có ích lợi; một người riêng rẽ thì dễ làm biếng giải đãi và dễ thoái chuyển; nhưng đại chúng ở chung một chỗ để tu tập chân chánh có nhiều thuận lợi hơn nên mới lập ra công khóa (buổi tu chung) sáng và tối. Nội dung của khóa tu sáng tối là xem chúng ta có bịnh gì phải dùng thuốc gì để chữa trị. Những kinh để tụng trong khóa sáng tối ngày xưa không còn thích hợp cho ngày nay nữa; nói cách khác những kinh này có thể trị bịnh cho người thời xưa nhưng trị không nổi bịnh của người hiện nay. Vậy thì phải làm sao? Phải tìm ra bịnh hiện nay của chúng ta là bịnh gì, cần dùng thuốc gì để chữa trị.
Ngày nay chúng ta tu Tịnh Ðộ, tụng kinh A Di Ðà rất tốt nhưng quá ngắn, ý nghĩa quá sâu; có thể bạn sẽ nói kinh A Di Ðà rất dễ hiểu, không sâu lắm, bạn thử xem chú giải của Ngẫu Ích đại sư và chú giải của Liên Trì đại sư, bạn sẽ rất kinh ngạc mà biết rằng kinh A Di Ðà rất thâm sâu, còn sâu hơn kinh Vô Lượng Thọ. Cho nên hôm nay chúng ta chọn kinh Vô Lượng Thọ để tụng trong buổi công khóa sáng và tối. Hãy đọc kinh và nên thường nghĩ đến trong kinh Phật dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta có làm được không?
Khóa tối là để phản tỉnh; nếu đã làm được thì phải tự khích lệ và tự nhủ ngày mai phải làm cho tốt hơn; nếu chưa làm được thì phải tìm cách để làm cho bằng được, y theo lời dạy mà tu hành, đó mới là công khóa sáng tối, công phu như vậy mới có công đức chân thật. Không phải là buổi sáng niệm một lần cho Phật, Bồ Tát nghe, buổi tối lại niệm thêm một lần cho Phật, Bồ Tát nghe, không có tí gì liên quan đến hành vi sinh hoạt của mình, như vậy tội nghiệp sẽ nặng lắm, phải đọa địa ngục A Tỳ.
Khi gặp vua Diêm La bạn mới hỏi: ‘Mỗi ngày tôi đều tụng kinh sáng tối không sót ngày nào, tại sao ông lại bảo tôi phải đọa địa ngục A Tỳ?’ Vua Diêm La sẽ nói với bạn: ‘Mỗi buổi sáng bạn gạt Phật một lần, buổi tối lại gạt thêm lần nữa, gạt cả đời luôn, bạn không đọa địa ngục, ai đọa địa ngục?’ Phải biết nếu không hiểu rõ ý nghĩa của buổi công khóa sáng tối thì đó đều là nghiệp nhân của địa ngục A Tỳ; bạn gạt Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát không có trong thế gian, hình tượng bằng đất bằng gỗ bạn cũng nhẫn tâm gạt được, vậy thì tâm bạn quá tàn nhẫn!
Thời gian trôi qua thiệt nhanh, buổi giảng ngày hôm nay là buổi chót, lần sau ở đây có cử hành Phật Thất, xin mời các bạn đồng tu tham dự. Ba ngày nay chúng ta thảo luận những vấn đề này có liên hệ rất chặt chẽ đối với sự tu học và sanh hoạt của chúng ta.


Truyện Cổ Dân Gian  922147_337028186399886_652286235_o
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:02 pm

NIỆM PHẬT

Niệm Phật giữ được thanh tâm
Cốt là trừ khử hôn trầm , vô minh
Khuyên lòng thoái khuất nhục,vinh.
Túc mạng thanh tịnh , kính tin Di-Đà

Thiện hữu tri thức cùng ta
Nhân duyên tán thán Pháp-Hoa độ trì
Diệu dụng bất khả tư nghì
Viễn hành , viên cảm liễu tri vô thường

Nguyện sinh chín phẫm Liên-Hương
Tự do vượt thoát sáu đường chấp mê
Diệu giác : tín,nguyện,hạnh đề
Liễu nghĩa viên đốn hướng về phương tây

Giáo lý tôn chỉ là thầy
Dũng mảnh vun đắp đủ đầy nhân duyên
Cơ may trong kiếp hiện tiền
Thấy nghe pháp lý trợ duyên Di-Đà

Nhận diện buông bỏ , giác tha
Hành chuyên niệm niệm , ấy là tâm minh.
_()_Nam Mô A Di Đà Phật_()


Thoát Vòng Khổ Đau

"Một kiếp nhân sinh lắm khổ đau
Sanh già bệnh tử góc ưu sầu
Niềm vui thế tục nào bền bỉ
Hạnh phúc trần gian hỏi có lâu
Nếu phải ngày đêm lo sợ hãi
Sao không một dạ tụng kinh cầu
Thành tâm nguyện thoát vòng phiền lụy
Phật Pháp linh thiêng ắc nhiệm màu."


"Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù.

Vui thay, chúng ta sống,
Không bệnh giữa ốm đau!
Giữa những người bệnh hoạn,
Ta sống, không ốm đau

Vui thay, chúng ta sống,
Không rộn giữa rộn ràng;
Giữa những người rộn ràng,
Ta sống, không rộn ràng.

Vui thay chúng ta sống,
Không gì, gọi của ta.
Ta sẻ hưởng hỷ lạc,
Như chư thiên Quang Âm."
_()_Nam Mô A Di Đà Phật_()






Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:09 pm

Bát nạn là gì?
Hỏi: Kính bạch thầy, con đọc trong kinh thấy nói Bát nạn, nhưng con không hiểu Bát nạn là gì? Xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con được rõ. Cám ơn thầy.

Đáp: Bát nạn còn gọi là Bát nạn xứ hay Bát nạn giải pháp v.v… Nó có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tựu trung cũng chỉ cho tám chỗ mà chúng sanh thọ khổ. Bát nạn gồm có:

Nạn địa ngục: chúng sanh do tạo nghiệp ác, nên phải chiêu cảm quả báo đọa vào địa ngục, chịu khổ không ngừng, không được thấy Phật nghe pháp.
Nạn ngạ quỷ: Tức là loài quỷ đói. Chúng sanh do tạo nghiệp tham lam bỏn xẻn nên chiêu cảm thọ sanh vào loài ngạ quỷ phải chịu đói khát khổ sở trăm bề.
Nạn súc sanh: Chúng sanh do si mê tối tăm, hành động phi pháp trái với luân thường đạo lý, nên phải chiêu cảm quả báo thọ sanh vào loài súc sanh nầy.
Nạn sanh lên cõi trời Trường thọ: Cõi trời nầy thọ mạng dài lâu, bị chướng ngại không được thấy Phật nghe pháp.
Nạn sinh ở Uất đan việt hay còn gọi là Bắc cu lô châu hoặc Thắng xứ. Vì người sanh về cõi nầy, họ mãi mê tham đắm hưởng lạc, nên không gặp được Phật pháp tu hành.
Nạn đui điếc câm ngọng: Tuy sanh được làm người nhưng sáu căn của họ không được vẹn toàn, nên cũng không được thấy nghe học hỏi Phật pháp.
Nạn thế trí biện thông: hạng người nầy, tuy họ rất thông minh lanh lợi, chuyên nghiên cứu học sách ngoại đạo, nên họ không tin chánh pháp, không biết tu hành để được giải thoát sanh tử khổ đau.
Nạn sanh trước Phật và sau Phật: Chúng sanh do nghiệp chướng sâu dầy, nên sanh ra đời không được gặp Phật.
Đại khái trong Kinh nói Bát nạn là như thế.


Truyện Cổ Dân Gian  1234536_579935625386757_2115846988_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:12 pm

8 Tháng 7 2013 · ·

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Hỏi: Kính bạch thầy, mỗi khi lạy Bồ tát Địa Tạng, nhìn thấy Ngài tay mặt cầm tích trượng còn tay trái thì nắm hạt minh châu, con không hiểu ý nghĩa nầy như thế nào? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ.

Đáp: Tích trượng là một trong những pháp khí do Phật chế ra. Thời xưa, Phật và các Thánh chúng đi khất thực thường vai mang bát và tay cầm tích trượng. Công dụng của tích trượng là để dẹp trừ những chướng ngại vật làm trở ngại bước chân của các Ngài đi. Như rắn rết v.v…

Còn trên đầu tích trượng sở dĩ có 12 khoen, đó là biểu trưng cho 12 nhân duyên. Đức Phật do giác ngộ 12 nhân duyên mà được thành tựu đạo quả. Từ đó, Ngài đem 12 nhân duyên để giáo hóa chúng sanh, vì Ngài muốn mọi người đều được giác ngộ đạo lý như Ngài. Vì thế, tay mặt của Bồ tát Địa Tạng cầm cây tích trượng trên đầu có 12 khoen là nói lên ý nghĩa tiêu biểu đó.

Còn tay trái Ngài nắm hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Vì muốn phá vô minh, cần phải có trí huệ. Một khi có trí huệ chiếu sáng thì vô minh không còn. Đầu mối của 12 nhân duyên là vô minh. Nên 12 khoen là tượng trưng cho vô minh. Hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Khi trí huệ bừng sáng như hạt minh châu chiếu sáng, thì bóng tối vô minh không còn. Ngang đó, sẽ được giải thoát sanh tử chấm dứt mọi khổ đau ràng buộc. Bởi thế, nên hình ảnh của Bồ tát Địa Tạng là biểu trưng người xuất gia, khác hơn các vị Bồ tát khác tượng trưng một người cư sĩ tại gia. Tất cả đó là nói lên ý nầy.


Truyện Cổ Dân Gian  1235372_579933068720346_1186965722_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:14 pm


Tứ ma là gì?

Hỏi: Kính bạch thầy, con nghe nói người tu hành hay bị bốn thứ ma làm chướng ngại, nhưng con không hiểu bốn thứ ma đó là gì? Cúi xin thầy từ bi giải đáp cho con rõ.


Đáp: Trong Kinh Bát Đại Nhơn Giác có câu nói: "Tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục”. Nói bốn loại ma đó là: Phiền não ma, ngũ ấm ma, thiên ma và tử ma.

Bốn loại ma nầy, làm chướng ngại cho người tu hành rất lớn.

Thứ nhứt là phiền não ma. Đây là ma trong tâm của mỗi người. Phiền não gồm có rất nhiều loại, nhưng không ngoài hai loại chính: căn bản phiền não và tùy phiền não. Căn bản là gốc rễ. Tức là những loại: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Đây là những loại có gốc rễ sâu dầy thật khó trừ khó đoạn. Chính nó là nguyên nhân gây ra cho người ta phải đau khổ triền miên.

Còn tùy phiền não, thì nhẹ hơn, nhưng chúng nó cũng gây ra cho người ta luôn luôn bất an. Chúng gồm có 20 thứ. Cường độ của chúng, cũng có loại mạnh loại yếu. Nên các nhà Duy Thức chia chúng ra làm ba loại: tiểu tùy, trung tùy và đại tùy.

Về tiểu tùy thì có 10 thứ: phẩn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu.

Trung tùy gồm có 2 loại: vô tàm và vô quý.

Đại tùy gồm có 8 thứ: điệu cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thứ hai là ngũ ấm ma. Ngũ ấm ma gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Tại sao gọi 5 thứ nầy là ma? Vì 5 thứ nầy không thật có mà người ta cố chấp cho là thật có, rồi từ đó mà tạo nghiệp thọ khổ nên gọi nó là ma.

Thứ ba là thiên ma. Đây là loại ma vương ở cõi trời Dục giới. Chúng có khả năng biến hóa khuấy phá nhiễu loạn làm trở ngại sự tiến đạo của hành giả. Loại ma nầy, khuấy phá Phật khi Phật sắp thành đạo. Vì bọn chúng không muốn cho ai thoát khỏi ngũ dục. Chúng thấy ai tu hành tinh tấn, không còn mê đắm ngũ dục lạc thế gian, thì chúng thường hay khuấy phá.

Thứ tư là tử ma. Tử ma là ma chết. Con người sau khi chết thành loài ma quái yêu tinh khuấy nhiểu làm người ta sợ hãi sanh bệnh v.v… Hoặc người đang tinh tấn tu hành, bỗng bị vô thường xảy đến bệnh hoạn hay tai nạn rồi ngã ra chết làm trở ngại dở dang sự tu hành đó cũng thuộc về tử ma.

Nói tóm lại, bốn loại ma nầy, lực dụng của chúng đều làm chướng ngại lớn trên bước đường tu tiến của hành giả. Vì bọn chúng khuấy nhiểu mà làm cho người tu hành khó được giải thoát.


Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:15 pm


ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI ... bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua"

Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:

"Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?"
Bác sĩ mỉm cười và nói:

"Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện & tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi ..."

"Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này , ông sẽ bình tĩnh được không ? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?" - Cha cậu bé nói một cách giận dữ.

Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:

"Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết" Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi , may mắn là tên của Thiên Chúa" Các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời "

"Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy" - Cha cậu bé nghĩ thầm .

Ca phẫu thuật mất khoảng vàng tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.

"Cám ơn Chúa , con trai của anh được được cứu !"

Không chờ đợi câu trả lời của người cha, ông đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại "Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá !"

"Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?" - Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại .

Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:

"Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình."

ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI ... bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua"


Truyện Cổ Dân Gian  947137_531285826918404_1416458297_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:21 pm


Định nghĩa nào cũng đúng, tùy theo tâm tư / suy nghĩ / ước mơ / hoài bão của mọi người. 10 năm trước đây, tôi định nghĩa “giàu” không phải là có nhiều tiền – mà là có… rất nhiều tiền.
Định nghĩa nào cũng đúng, tùy theo tâm tư / suy nghĩ / ước mơ / hoài bão của mọi người.

10 năm trước đây, tôi định nghĩa “giàu” không phải là có nhiều tiền – mà là có… rất nhiều tiền. Nhiều tiền có nghĩa là có nhà cao cửa rộng, có xe hơi, có máy bay, có du thuyền, có… bla bla bla… Nói chung là có mọi thứ. Tôi nhìn thần tượng Bill Gates – và ước ao một ngày nào đó tôi cũng như ông ta, dù không trở thành người giàu nhất hành tinh – thì cũng là một người giàu sang quyền quý. Tôi sẽ cố gắng trở thành một nhân viên giỏi nhất, ưu tú nhất, xuất sắc nhất, có được mức lương cao nhất…

Cái “giàu” đó, bây giờ tôi gọi là “giàu sang“.
Năm năm sau, khi đọc cuốn sách “Cha giàu – Cha nghèo” (Rich dad – poor dad), trong tôi hình thành một khái niệm mới về việc đi làm công cho người hoặc làm công cho bản thân mình. Lúc đó hoài bão về việc lập một business riêng để tự làm giàu cho chính mình cao như đỉnh Thái Sơn vòi vọi. Tôi sẽ là một người thành đạt bằng chính đôi tay, trí óc của mình. Sau ngần ấy năm đi làm, tôi sẽ xây dựng được 1 cái gì đó để lại sau này, chứ không phải chỉ là 1 thằng đi làm thuê quần quật suốt ngày.

Cái “giàu” này, tôi cũng chỉ gọi là “giàu sang“.
Giờ đây, tôi lại có một định nghĩa khác về cái “giàu“.

Tôi vẫn còn đó mơ ước sẽ có cái nhà – không phải nhà cao cửa rộng kiểu villa biệt thự, mà đơn giản chỉ là 1 cái nhà nhỏ / xinh đẹp, có được mảnh sân vườn phía trước trồng 1 vài hoa lá. Thật ra ở nhà to để làm gì? Chúng ta cũng chỉ “ở trọ” thôi mà – có ai ăn đời ở kiếp sống mãi đâu.

gian – đã ở trọ thì một lúc nào đó cũng phải “chuyển” đi nơi khác

Tôi cũng còn đó mơ ước có nhiều tiền, nhưng không phải cho bản thân mình. Mà cho người thân, cho gia đình, và cho nhiều người đang có mơ ước muốn “giàu” lên như tôi 10 năm về trước. Tiền nhiều rồi cũng thế. Có cố ăn thì cũng ăn no đến cổ rồi cũng ngừng. Ăn có ngon kiểu sơn hào hải vị, gan hùm lưỡi phượng rồi cũng có “giữ” được gì đâu … có chăng là giữ đuơc thêm tý Cholesterol trong máu !

Tôi định nghĩa cái “giàu” có nghĩa là chúng ta “giàu” thời gian, sức khỏe để có thể đi đây đó, để học thêm, kinh nghiệm thêm về cuộc đời và tận hưởng cuộc sống hiện tại. Chứ không phải “giàu” là cứ ra khỏi nhà lúc 7h sáng và trở về nhà lúc 10h tối – lương tháng vài chục nghìn USD – nhưng cứ phải quay cuồng trong con vụ cơm áo gạo tiền. Đến một lúc nào đó mệt mỏi, xuôi tay – mới nhận ra sao mình quá “nghèo” như vậy.

Tôi định nghĩa “giàu” là cả khi không có nhiều tiền, nhưng chúng ta vẫn sẵn lòng đến với người khác bằng cả tấm lòng giàu tình thương. Sẵn sàng giúp người khác trong khả năng mà mình có thể. Và biết tận hưởng cái “giàu” ngay cả trong cuộc sống khốn cùng. Địa ngục ở đây, và Niết Bàn cũng chính ở đây. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. Địa ngục hay Niết Bàn cũng do chính ta mà ra cả.

Tôi vẫn gọi đó là “giàu -"sang".

Giàu sang có nghĩa là bạn giàu – nhưng khi chết đi, bạn phải sang nhượng lại toàn bộ những gì bạn có cho người khác, và chẳng mang được theo mình bất kỳ cái gì cho một cuộc sống mới. Nhiều người rất giàu, có rất nhiều tiền. Họ có cái may mắn có nhiều cơ hội để “làm giàu” hơn người khác, nhưng tiếc thay họ chỉ biết chiếm đoạt, ôm giữ – mà không biết chia sẻ cho bất kỳ ai điều may mắn đó.

Giàu có có nghĩa là khi chết đi, bạn vẫn còn có cái để mang theo… Sau ngần ấy năm quần quật, tôi sẽ để lại cho người và cho cả chính mình những cái mà sẽ không mất đi khi tôi chết. Cái mà nhà Phật gọi là :

‘’Công đức phước báu ‘‘…
Tôi gọi đó là ‘’giàu-có’’
Của nào bằng của làm lành,
Cho đi có nghĩa để dành bấy nhiêu.


Truyện Cổ Dân Gian  268861_531285416918445_193257636_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:24 pm

Một cụ già tích cóp 20 năm trời để có đủ tiền mua được ngôi nhà mơ ước. Song, tới khi gom đủ tiền, bà cũng không còn cần đến nó nữa.

Tôi xin phép kể cho các bạn câu chuyện sau.

Có 2 bà già sắp chết nằm 2 giường cạnh nhau trong bệnh viện. Một bà tâm sự trong cay đắng: "Tôi đã ở nhà thuê cực khổ, làm lụng cật lực, tiết kiệm tối đa, không hề vay nợ trong suốt 20 năm qua để mua được ngôi nhà mơ ước, thế mà giờ đây, nhà vừa xây xong thì tôi đã lâm trọng bệnh không thể qua khỏi để vào nằm đây với bà".
Bà kia lại thì thầm trong mãn nguyện: "Còn tôi, cách đây 20 năm tôi đã vay mượn một số tiền lớn để mua được ngôi nhà mơ ước. Tôi đã làm lụng trong suốt 20 năm qua để trả xong nợ và hôm nay lại cùng vào đây nằm chung với bà".

Thế đấy các bạn ạ, điều gì làm được thì nên làm ngay, đừng để đến sau này khi có rồi thì bạn thấy không cần đến nó nữa vì lúc đó bạn không còn sức vóc trẻ trung nữa, cuộc đời có mấy mươi năm đâu các bạn nhỉ.


Truyện Cổ Dân Gian  431839_531284456918541_1075166384_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:25 pm

Truyện Cổ Dân Gian  969679_531282730252047_504354959_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:29 pm


Ô hô!...Phải biết sự thật thì rất phủ phàng!...
Kim dã không, ngân dã không
Tử hậu hà tàng tại thủ trung!
Thê dã không, tử dã không
Huỳnh tuyền lộ thượng bất tương phùng!

(Vàng cũng khộng bạc cũng không
Chết rồi tay trắng vẫn hoàn không!
Vợ cũng không, con cũng không
Đường xuống suối vàng vĩnh biệt nhau!)...
Ờ Carson City, Nev. có một căn nhà cửa lúc nào cũng đóng im im, các cửa sổ đều có các-tông che kín dường như để tránh sự dòm ngó của xóm giềng .Một kẽ hẹp ở cửa ga ra qua đó người phát thư bỏ thư vào thay vì để ở của ra vào…

Chủ nhân ngôi nhà là ông Samaszko Jr sống gần như cách biệt với thế giới bên ngoài .Tháng 6, 2012 ở tuổi 69 trong một cơn đau tim ông chết bất ngờ chẳng ai biết. Phải một tháng sau hàng xóm mới phát giác khi mùi hôi từ căn nhà bốc ra .
Toán nhân viên phụ trách thu dọn ngôi nhà đã tìm thấy hàng ngàn đồng tiền vàng ông cất dấu trong các thùng đạn chất trong ga ra. Nào tiền Áo, tiền Mễ, tiền Mỷ, tiền Anh

nhiều đến độ phải dùng xe đẩy đi cất giữ ở một nơi an toàn. Có thấy những giấy tờ ghi chép tỉ mỉ thời gian mua các đồng tiền này từ trước cho tới 1964 . Vào thời gian này giá vàng trung binh là $35/ ounce ( 28g35) so với giá hiện nay là $1,600 / ounce. Kết luận là nhửng đồng tiền vàng này do mẹ cuả ông Smaszko mua. Bà cụ đã sống với con trai cho tới khi bà qua đời vào năm 1992.

Mặc dầu có đống tiền vàng trị giá cả 7 triệu đô la nhưng cuộc sống cuả ông Samaszko chẳng có gì xa hoa. Theo sổ ngân hàng. mỗi tháng ông chỉ chi ra chừng 500 đô để trã các hoá đơn khiêm nhường. Ông còn $ 1,200 trong trương mục và khoảng $165,000 chứng khoán và bảo hiểm hỗ tương (mutual fund)Vì ông Samaszko không có con cái mà cũng không để lại chúc thư , nên người ta phãi truy cập đến cuốn sổ ghi tên những người đã tới dự đám tang của mẹ ông Samazko mới tìm ra ngưởi thừa kế duy nhất là bà em họ Magdanz, một giáo viên phụ khuyết tại một trường trung hoc California

Qua đống sách thu lượm trong nhà, ông Walter Samaszko Jr là người rất say mê về những lý thuyết âm mưu ( conspiracy theories) . Rất sợ chính quyền luôn tìm cách tước đoạt tự do của các dông dân, và cũng rất lo bảo vệ tài sản và sự sinh tồn của mình, Samaszko có đủ súng ngắn , súng dài, có mặt nạ chống hơi độc và các kim chỉ nam để sinh tồn trong nhửng hoàn cảnh nguy ngập như động đất , núi lửa ,hồng thủy hay chiến tranh nguyên tử.

Ông Samaszko còn dự trữ cà môt kho đồ hộp có thể dùng trong nhiều tháng. Ngoài ra ông cũng có khá nhiều loại băng nhạc tình ca của ca sĩ JohnnyMathis.


Truyện Cổ Dân Gian  941928_531270330253287_822484895_n
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:33 pm

Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, phường 3, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1, lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.


Truyện Cổ Dân Gian  391305_486873488026305_1667608859_n

Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại...

Theo nguồn thông tin từ báo Thanh Niên, nhạc sĩ Phạm Duy, vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM sau thời gian điều trị nhiều căn bịnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ của 10 bản Đạo ca lừng danh đã trút hơi thở cuối cùng, thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.

Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.
Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư.

Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10 bài của tập Đạo ca vừa được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia sẻ trên giường bệnh, là "phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy - nhạc và đời" đến nay vẫn chưa thành...

Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường..


Truyện Cổ Dân Gian  64234_486866491360338_720265892_n

Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại...
Theo nguồn thông tin từ báo Thanh Niên, nhạc sĩ Phạm Duy, vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM sau thời gian điều trị nhiều căn bịnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ của 10 bản Đạo ca lừng danh đã trút hơi thở cuối cùng, thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.

Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.

Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư.

Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10 bài của tập Đạo ca vừa được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia sẻ trên giường bệnh, là "phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy - nhạc và đời" đến nay vẫn chưa thành...

Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường..

Đạo ca của cố nhạc sĩ Phạm Duy

Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptySun Nov 02, 2014 12:44 pm

Chuyện Ba Con Khỉ.

Mắt để thấy, tai để nghe, miệng lưỡi để nói là những khả năng mà không ai muốn thiếu. Người nổi tiếng trong vùng còn gọi là người tai mắt.
Người có tai thính và mắt sáng, theo chiết tự chữ Hán là người thông minh (聰~Z) vì chữ thông 聰 có bộ nhĩ (là tai) và chữ minh ~Zcó bộ nhật và bộ nguyệt tượng trưng cho hai con mắt (chữ minh này còn có nghĩa là sáng mắt).
Ý của chữ thông minh muốn nói là người sáng tai, sáng mắt thường sáng
dạ vì nhờ nghe thấy được nhiều mà nẩy ra trí tuệ.
Ấy vậy mà không phải tất cả mọi vật đều
nên thấy, mọi lời nên nghe và mọi điều nên nói.
Cần có một giới hạn và sự phân biệt khôn ngoan!
Tại đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản, người ta thấy
một điêu khắc cổ có hình 3 con khỉ: một con lấy 2
tay che mắt: không muốn thấy chuyện gai mắt; một
con lấy 2 tay che tai: không muốn nghe chuyện
chướng tai; một con lấy 2 tay che miệng: không
muốn nói lời không tốt. Hay nói cách khác, 3 con
khỉ này đưa ra một phương châm xử thế: ?oKhông
ngó bậy, không nghe bậy, không nói bậy (See no
evil, Hear no evil, Speak no evil).
Tại sao người xưa dùng ba con khỉ để biểu
tượng việc này? Trong tiếng Nhật, không thấy,
không nghe, không nói là ?oMi-zaru, kika-zaru, iwa-
zaru?. Nếu phát âm không rõ, hay muốn chơi chữ,
?ozaru? nghĩa là ?okhông? có thể nghe mường tượng
như ?osaru? nghĩa là con khỉ, mà lập lại 3 lần, có lẽ
đó là lý do người ta khắc hình 3 con khỉ tại Nhật
bản. Vấn đề dùng âm từa tựa của vật để chỉ ý khác
rất thường thấy trong ngôn ngữ loài người. Người
dân miền Nam nước Việt hay dùng bốn trái cây
mảng cầu, dừa, đu đủ, xoài để chưng trong ngày
Tết vì họ phát âm bốn trái cây ấy là Cầu Dừa Đủ
Xài để nói lên mong ước được ?oCầu Vừa Đủ Xài?.
Nguồn gốc ba ý niệm ?oKhông ngó bậy,
không nghe bậy, không nói bậy? này có thể bắt
nguồn từ lời dạy của Khổng Tử chép trong sách
Luận Ngữ, (chương 12): phi lễ vật thị, phi lễ vật
thính, phi lễ vật ngôn.
1
Người Âu Tây nhìn vào 3 con khỉ này có
thể liên tưởng đến câu châm ngôn của họ: ?oMuốn
sống bình an thì phải đui, điếc, câm?
2
Châm ngôn
này lại càng đúng cho người lớn tuổi. Đến một tuổi
nào đó, mắt bắt đầu mờ, tai bắt đầu lãng, chúng ta
khỏi nghe thấy những chuyện bực mình.
Người ta cũng tìm thấy trong một tác phẩm
của Niccolao Manucci, một bác sĩ người Ý, sống tại
Ấn Độ hạ bán thế kỷ thứ 17, tả 3 pho tượng được
khắc trên tường nhà thờ São Paulo tại Ấn Độ. Một
tượng thì lấy 2 ngón tay che mắt, một tuợng lấy 2
ngón tay bịt tai, một tượng thì đặt một ngón tay lên
môi. Dưới 3 pho tượng có khắc câu: Ai không thấy,
nghe, nói, có thể sống một cuộc đời không lo.
Cũng có thể hình điêu khắc ba khỉ này chịu
ảnh hưởng của Thiền Phật giáo. Theo nhà Phật,
Tâm của người ta được so sánh với con khỉ, vượn
(Tâm Viên) vì khỉ đứng ngồi không yên, hay nhảy
nhót, khọt khẹt, phá phách. Tâm của con người nếu
không kềm nó lại, nó cũng suy nghĩ lung tung, hết
nghĩ chuyện này đến chuyện nọ, nên sinh ra loạn
động, phiền não. Khi sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân, ý tiếp xúc với lục trần là 6 thứ cám dỗ bên
ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà không
dính không nhiễm, lúc đó hành giả được an tâm,
được lục thông. Ngược lại, nếu mắt ham nhìn cái
đẹp, tai mê nghe lời ngọt, mũi thích ngửi mùi thơm,
lưỡi ham ăn vật ngon? để tâm mình bị mê loạn thì
lục căn của mình trở thành lục tặc tức là 6 tên giặc
phá hại sự thanh tu.
Có lẽ người Nhật tu Thiền ngày xưa dùng
ba con khỉ nói trên dạy sự kiểm soát ba giác quan:
mắt, tai, lưỡi khi tiếp xúc với trần cảnh để không
ngó bậy, không nghe bậy, không nói bậy. Nếu như
vậy vẫn còn thiếu 3 con khỉ nữa tượng trưng cho
không ngửi bậy, không nghĩ bậy và không rờ bậy!
Về sự không nên nhìn bậy của con khỉ đầu
tiên, chúng ta có thể thấy trong Kinh Thánh, sứ đồ
Giăng cảnh cáo về sư mê tham của mắt (the lust of
the eye) (trong 1-Giăng 2:16), và Chúa Giê-xu đã
phán: ?oNếu mắt khiến các con phạm tội, thì hãy
móc nó ra ném đi, vì chẳng thà thiếu một mắt mà
được sự sống thật còn hơn đủ cả hai mắt mà bị ném
vào lửa hỏa ngục? (Mathiơ 18:9 BPT.)
Về sự không nên nghe điều không đáng
nghe, chúng ta có thể nhớ tới câu chuyện ông Hứa
Do sau khi nghe lời danh lợi bèn rửa tai. Nguyên,
Vua Nghiêu thấy Hứa Do là người hiền, muốn
nhường ngôi cho ông, nhưng Do cương quyết từ
chối, đi ở ẩn. Sau đó, Vua lại mời ông cai quản
chín châu, Do rất bực mình vì cứ nghe mãi chuyện
quyền tước, liền ra bờ sông Dịch Thủy để rửa tai.
Bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống sông, định
cho trâu uống nước. Thấy Hứa Do rửa tai, Sào Phủ
hỏi lý do. Do thuật lại chuyện vua Nghiêu quyết
nhường ngôi cho mình, rồi lại đề nghị cho mình cai
quản chín châu, cho nên phải đi rửa tai vì sợ bẩn tai.
Phủ liền dắt trâu đi lên phía trên dòng nước chảy.
Hứa Do thấy vậy liền hỏi: ?oSao ông lại dắt trâu lên?
Sào Phủ đáp: ?oTôi không muốn cho trâu uống nước
dơ, sợ bẩn miệng trâu.? Lịch sử Do Thái cũng có
câu chuyện ông Saul khi được cử lên làm vua, có
mấy người khinh dễ, nói nhiều lời không đẹp về
ông, nhưng ông giả đò không nghe (I-Samuel
10:27)
Con khỉ thứ ba thật dễ thương: nó biết lời
nói dễ gây chiến và gây họa: miệng lưỡi là cửa vào
tai họa, là búa rìu diệt thân (Khẩu thiệt giả họa chi
môn, diệt thân chi phủ dã
3
) nên giữ miệng như nút
bình (thủ khẩu như bình
4
). Nhiều Phật tử tịnh khẩu
để khỏi tạo khẩu nghiệp. Dòng Carthusian Công
Giáo có Lời Nguyện Im Lặng (Vow of Silence).
Kinh Thánh cũng đã dạy: chậm nói (Gia-cơ 1:19).
Hình ảnh của 3 con khỉ nói trên chỉ là biểu
tượng,

Ước mong mỗi người
chúng ta có được tấm lòng mới, tâm linh mới để
mắt không ham nhìn ngó điều ác, tai không ham
nghe sự dữ và miệng chỉ nói lời ân hậu, thiện lành.
— cùng với Tien Nguyen, BC TL, Lethu Nguyen và 36 người khác



Truyện Cổ Dân Gian  6665682
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptyThu May 14, 2015 1:36 am

Truyện Cổ Dân Gian  Tgth_010
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptyThu May 14, 2015 1:37 am

Truyện Cổ Dân Gian  Tgth_011
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 4325
Join date : 22/09/2011
Age : 58
Đến từ : TP Ho Chi Minh VN

Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  EmptyThu May 14, 2015 1:38 am

Truyện Cổ Dân Gian  Tgth_012
Về Đầu Trang Go down
https://tuan65.forumvi.com
Sponsored content





Truyện Cổ Dân Gian  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Cổ Dân Gian    Truyện Cổ Dân Gian  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện Cổ Dân Gian
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next
 Similar topics
-
» Sự Tích Nhân Gian PG
» Cây - Trái Thuốc Quý
» đọc Truyện Đêm Khuya Youtube
» Truyện Phật Giáo Và Thần Chú
» Những Bài Học Hay (Truyện Ngắn)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vũ Trụ Của Tôi :: Your first category :: Your first forum-
Chuyển đến